Tăng cường phối hợp xử lý vướng mắc cho người nộp thuế

Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ký quyết định (số 522/QĐ-BTC) ban hành Quy chế phối hợp giữa Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Vụ Chính sách thuế, Cục Quản lý công sản, Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan trong việc giải quyết, xử lý vướng mắc cho người nộp thuế (NNT).

Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ký quyết định (số 522/QĐ-BTC) ban hành Quy chế phối hợp giữa Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Vụ Chính sách thuế, Cục Quản lý công sản, Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan trong việc giải quyết, xử lý vướng mắc cho người nộp thuế (NNT).

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Quy chế này quy định về phối hợp trong việc giải quyết vướng mắc của NNT phát sinh trong quá trình thực thi quy định của pháp luật về quản lý thuế, thủ tục hải quan; chính sách thuế và các khoản thu khác thuộc NSNN.

Quy chế lưu ý: Việc phối hợp xử lý vướng mắc cho NNT bảo đảm đúng chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị và theo phân công sau: Vụ Chính sách thuế tập trung vào các nội dung đảm bảo sự nhất quán, tính hệ thống về mặt chính sách thuế và các khoản thu khác thuộc NSNN; Cục Quản lý công sản tập trung vào các nội dung đảm bảo sự nhất quán, tính hệ thống về mặt chính sách thu đối với đất đai; thực tiễn triển khai thực hiện, bao gồm bất cập của cơ chế chính sách, mức độ phổ biến của vướng mắc đang giải quyết, tính chất, mức độ tác động, ảnh hưởng và nguy cơ dẫn đến sự vi phạm; Vụ Pháp chế tập trung vào khía cạnh pháp lý, tác dộng pháp luật và tính tuân thủ quy định của pháp luật; Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan tập trung về mặt thực tiễn triển khai thực hiện, bao gồm bất cập của cơ chế chính sách, thủ tục (nếu có), mức độ phổ biến của vướng mắc đang giải quyết, tính chất, mức độ tác động, ảnh hưởng và nguy cơ dẫn đến sự vi phạm.

Mỗi vụ việc được giao một đơn vị phụ trách, chịu trách nhiệm và chủ trì đề xuất hướng giải quyết. Việc xác định đơn vị chủ trì phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì phải chịu trách nhiệm chính về công việc được phân công. Các đơn vị được xin ý kiến phải tham gia ý kiến đảm bảo đúng thời hạn và chịu trách nhiệm trước Bộ về ý kiến phải tham gia của mình. Trường hợp không có ý kiến tham gia vẫn phải chịu trách nhiệm về vấn đề được hỏi ý kiến.

Cũng theo quy chế, đơn vị chủ trì phải tổ chức nghiên cứu hồ sơ và đề xuất hướng giải quyết. Trường hợp nội dung vướng mắc chưa rõ ràng, thông tin chưa đầy đủ thì yêu cầu NNT và/hoặc các đơn vị liên quan bổ sung thông tin theo quy định.

Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ, tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của kiến nghị hoặc yêu cầu xử lý gấp về thời gian, đơn vị chủ trì có thể lấy ý kiến bằng văn bản hoặc tổ chức họp với các đơn vị có liên quan trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kiến nghị hoặc kể từ ngày nhận đủ thông tin cần thiết trong trường hợp yêu cầu bổ sung thông tin.

Đối với các vướng mắc về thủ tục, tổ chức thực hiện pháp luật thuế do Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan gửi lấy ý kiến Vụ Chính sách thuế, Vụ Pháp chế, Tổng cục Hải quan (về nội dung liên quan đến thuế nội địa và các khoản thu khác thuộc NSNN), Cục Quản lý công sản (liên quan đến chính sách tài chính đối với đất đai); Vụ Tài chính ngân hàng (liên quan đến chính sách tín dụng), Vụ Chế độ kế toán (liên quan đến hạch toán kế toán, khấu hao tài sản cố định…) và các đơn vị liên quan khác.

Đối với các vướng mắc về chính sách thuế (nội địa và xuất nhập khẩu) do Vụ Chính sách thuế chủ trì xử lý thì Vụ Chính sách thuế gửi lấy ý kiến Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Vụ Pháp chế, Cục Quản lý công sản, Vụ Chế độ kế toán, Vụ Tài chính ngân hàng… và các đơn vị liên quan khác. Đối với vướng mắc về chính sách tài chính đối với đất đai do Cục Quản lý công sản chủ trì xử lý thì Cục Quản lý công sản gửi lấy ý kiến Tổng cục Thuế, Vụ Chính sách thuế, Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan khác...

Tô Tô

Đọc thêm