Nhiễm ký sinh trùng vì ăn thủy hải sản sống
Bác sĩ Bùi Văn Khánh (Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, BV Bạch Mai) còn nhớ 2 trường hợp bệnh nhân bị nhiễm ký sinh trùng do ăn thủy hải sản sống.
Trường hợp thứ nhất là cháu bé 7 tuổi sống ở một vùng quê ven biển. Gia đình em cũng như người dân nơi đây có thói quen ăn hải sản sống.
Một lần em bị các triệu chứng của người dị ứng như ngứa kinh khủng, nổi ban đỏ toàn thân mãi không khỏi nên phải đưa đến điều trị ở bệnh viện Bạch Mai.
Tại đây các bác sĩ cho làm xét nghiệm và xác định em đã nhiễm ký sinh trùng do thói quen ăn hải sản sống.
Năm 1015, cũng tại Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, BV Bạch Mai cấp cứu 1 bệnh nhân có triệu chứng mọc ban đỏ hình lưỡi liềm và hình tròn khuyến toàn thân, các nốt ban nổi gồ trên bề mặt da gây ngứa ngứa trong vòng 3 tháng không khỏi.
Bệnh nhân ban đầu đã được điều trị mề đay nhưng vẫn không kiểm soát được tình trạng ngứa điên dại. Theo điều tra lịch sử ăn uống của bệnh nhân thì thấy người này có thói quen ăn rau sống, cá sống.
Các bác sĩ đã cho xét nhiệm thì thấy bệnh nhân bị nhiễm sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ và giun đũa chó với hiệu giá kháng thể cao.
Theo các bác sĩ, thói quen ăn đồ sống nhất là thủy hải sản sống còn tồn tại ở rất nhiều địa phương. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến nhiễm ký sinh trùng trong đó một phần không nhỏ là nhiễm sán lá gan nhỏ.
Sán lá gan nhỏ gây hại như thế nào?
Sán lá gan nhỏ là loại ký sinh trùng có chu kỳ rất phức tạp bao gồm cả người và vật chủ trung gian như cá, ốc… Chu kỳ của chúng được thể hiện như sau:
Trứng sán lá gan nhỏ có trong đường mật của người được bài tiết ra ngoài theo phân. Ở bên ngoài, chúng gặp môi trường nước sẽ tiếp tục phát triền thành ấu trùng lông ký sinh trng vật chủ trung gian thứ nhất là các loài ốc.
Trong ốc, ấu trùng lông phát triển thành những ấu trùng đuôi. Sau đó ấu trùng đuôi rời ốc và tìm đến các loài cá nước ngọt (vật chủ trung gian thứ hai) để cư trú. Tại đây, ấu trùng đuôi phát triển thành các nang ấu trùng nằm trong các thớ thịt của cá.
Ở Việt Nam, những loài cá chép, cá rô, cá diếc, cá mè, trôi… đều có thể là vật chủ trung gian của sán lá gan nhỏ.
Khi con người ăn cá sống hoặc chưa được nấu chín, ấu trùng sẽ theo thức ăn vào đường ruột, sau 15h di chuyển tới ống mật lên gan và sau 26 ngày sẽ phát triển thành sán trưởng thành và gây bệnh.
Sán lá gan nhỏ gây những tổn thương nghiêm trọng ở gan. Chúng gây kích thích thường xuyên đối với gan, đồng thời chiến thức ăn và bài tiết ra nhiều chất độc. Độc tố do sán tiết ra có thể gây nên bệnh dị ứng, thiếu máu, tăng bạch cầu ái toan…
Đồng thời, nếu chúng chui vào ống mật sẽ bám chặt vào ống mật, dùng mồm để hút thức ăn nên lâu dần sẽ dẫn đến xơ hóa gan, cổ trướng, thoái hóa mỡ ở gan, khiến gan bị to ra rõ rệt, ống mật bị giãn nở.
Nếu không được kịp thời, những tổn thương này có thể dẫn đến ung thư đường mật (một dạng của ung thư gan) và ung thư gan. Bệnh lý do sán lá gan được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào nhóm bệnh lý ký sinh trùng cần cảnh báo quốc tế.
Ở Thái Lan, nơi có thói quen ăn gỏi cá, chỉ tính riêng bệnh viện của Đại học Khon Kaen, các bác sĩ tiếp nhận điều trị khoảng 2.000 bệnh nhân bị sán gan mỗi năm, khi họ đã có dấu hiệu mắc một chứng ung thư ung thư đường mật
Tiến sĩ Banchob Sripa, thuộc khoa Bệnh lý học của Trường Đại học Khon Kaen (Thái Lan), phát biểu trên Reuters:
Dù tỉ lệ ung thư gan ở những người nhiễm sán lá gan là dưới 1%, nhưng hiện có hàng triệu người nhiễm loại ký sinh trùng nguy hiểm này ở Thái Lan, Cambodia và Việt Nam.