Thực phẩm dịp Tết Nguyên đán, vừa ăn vừa lo

Trong dịp Tết, nhóm thực phẩm được chế biến sẵn như giò, chả, nem, bánh, mứt, kẹo được tiêu thụ rất nhiều, người tiêu dùng lại có thói quen mua theo kinh nghiệm, cảm tính. Bởi vậy, có những hàng hóa hết hạn sử dụng, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc để đánh lừa người dân…

Dịp Tết, nhóm thực phẩm được chế biến sẵn như giò, chả, nem, bánh, mứt, kẹo được tiêu thụ nhiều trong khi phần lớn người tiêu dùng có thói quen mua theo kinh nghiệm, cảm tính. Bởi vậy, có những hàng hóa hết hạn sử dụng, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc trà trộn để đánh lừa người dân…

Vừa ăn vừa lo

Trong những ngày cuối năm 2010, Cơ quan quản lý thị trường và Công an TP. Hà Nội phát hiện tương ớt tại cơ sở chế biến tương ớt của ông Chu Văn Tuấn (số 18A, tổ 4, phường Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội) không bảo đảm ATVSTP, sử dụng hóa chất chế biến tương ớt có chứa chất gây ung thư.

dfgdg

Rất nhiều mẫu tương ớt có chứa chất gây ung thư

Cơ quan chức năng đã thu giữ hơn 3 tấn tương ớt tại cơ sở này. Tiếp đó là vụ tại gia đình ông Ngô Văn Dũng (xóm Mới, xã La Phù, Hoài Đức, Hà Nội) đã có hành vi thu mua mỡ bẩn từ các nhà hàng, quán ăn, khách sạn rồi chế biến thành dầu thành phẩm sau đó đưa ra thị trường tiêu thụ. Không chỉ mỡ bẩn, tương ớt “dính” chất gây ung thư mà hầu hết các sản phẩm giò, chả trên thị trường hiện nay cũng đều chứa hàn the, phẩm màu độc hại…

Đối với  những sản phẩm mứt cổ truyền  được tiêu thụ nhiều nhất (như  mứt bí, mứt mơ, mứt gừng, mứt dừa…), khi nhìn qua thì ai cũng háo hức muốn ăn vì bị màu sắc đánh lừa con mắt. Thậm chí, nhiều người tiêu dùng khó tính còn đưa vào miệng để thử xem mứt được làm từ đường tinh luyện hay đường hóa học.

Thử xong thì gật gù ra vẻ chấp nhận được. Tuy nhiên, có tận mắt chứng kiến cảnh làm mứt mới biết được vệ sinh, an toàn thực phẩm được thả nổi như thế nào. Để được mẻ mứt bóng bẩy và ngọt lịm đến tay người tiêu dùng, sản phẩm này phải trải qua gần chục công đoạn, từ cắt, gọt, ngâm, tẩm, sấy khô, đóng gói.... Quá trình chế biến ấy đã hội tụ đủ mọi loại ruồi, nhặng đến bâu đen, bâu đỏ. 

Vừa đây, khi đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm quận 3, TP. HCM ập vào cơ sở sản xuất mứt thủ công của bà Nguyễn Thị Tố Thanh, ở khu cư xá Hỏa Xa, nơi đang có gần 10 công nhân mình trần trục, mồi hôi nhễ nhại đang chà xát mứt gừng, mãng cầu, … được ngâm trong các xô nhựa. Từ những xô đựng mứt này mùi hôi bốc lên nồng nặc. Cạnh các xô nhựa đựng mứt, đoàn kiểm tra còn phát hiện nhiều nguyên liệu chuẩn bị đưa vào công đoạn làm mứt nằm cạnh nhà vệ sinh.

Làm gì để không bị ngộ độc thực phẩm?

Theo Bộ Y tế, mặc dù các tỉnh, thành phố đều có đầy đủ hệ thống kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng lại không thực hiện được tất cả những xét nghiệm theo yêu cầu để đánh giá mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm. 

gg

Trước khi mua thực phẩm cần xem rõ nguồn gốc xuất xứ

Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của mình, hơn ai hết, người tiêu dùng phải tự bảo vệ lấy mình trước những ma trận hàng thực phẩm độc hại, kém chất lượng. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng vẫn chưa biết cách sử dụng, bảo quản thực phẩm như thế nào để đảm bảo vệ sinh và an toàn.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục ATVSTP- Bộ Y tế khuyến cáo người tiêu dùng khi mua thực phẩm nhất thiết phải mua hàng có nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm.

Một số bà nội trợ lâu nay vẫn có thói quen bảo quản thực phẩm lâu ngày trong tủ lạnh và tin rằng, thực phẩm (dù sống hay chín) nếu đã để tủ lạnh là an toàn. Nhưng quan niệm này hoàn toàn sai lầm.

“Đừng nghĩ tủ lạnh là “kho” bảo quản thực phẩm lâu dài. Nhiệt độ trong tủ lạnh chỉ có thể kìm hãm và làm chậm sự phát triển của vi khuẩn chứ không thể tiêu diệt được vi khuẩn. Bởi vậy, thực phẩm chín hay đồ ăn sẵn cũng chỉ nên để trong tủ lạnh khoảng 2-4 ngày thì nên đem ra sử dụng”, ông Phong cho biết.

 Theo khuyến cáo chính thức từ Cục ATVSTP trong dịp Tết Tân Mão năm nay, người nội trợ cần chú ý các vấn đề sau trong sử dụng thực phẩm: Không bán, mua, không sử dụng hàng thực phẩm bao gói sẵn không có nhãn mác hoặc nhãn mác không đầy đủ; Không sử dụng thực phẩm ôi thiu, mốc hỏng; Trước khi rút ví, cần xem xét kỹ nhãn mác; Không nên dùng đồ nhôm để trộn đồ chua, đánh trứng gà, chứa đựng thức ăn qua đêm, đun nấu kéo dài để tránh các ion nhiễm vào cơ thể tích tụ ở tế bào thần kinh, làm ngớ ngẩn lúc về già; Tránh dùng đồ sành sứ mầu để thức ăn có tính axit như sữa, cà phê, rượu, bia, nước hoa quả, nước đường, dưa muối… để phòng thôi nhiễm chì và kim loại nặng vào thức ăn; Hạn chế dùng đồ đựng thức ăn. Khi dùng nồi đồng đun nấu cần lau chùi, đánh rửa sạch gỉ đồng đề phòng thôi nhiễm đồng vào thực phẩm.

Vân Thanh

Đọc thêm