Tiếp tục duy trì, đẩy mạnh phòng chống tham nhũng

(PLVN) - Ngày 19/9, Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng tại Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh: VGP/Lê Sơn.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh: VGP/Lê Sơn.

Theo Phó Thủ tướng, thời gian qua, với sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt của Đảng và Nhà nước, công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh, “không dừng”, “không nghỉ”, “không chùng xuống” với cách làm bài bản, quyết liệt, đồng bộ, đi vào chiều sâu, hiệu quả hơn; được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân hoan nghênh, đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao; qua đó, tiếp tục khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong công tác phòng, chống tham nhũng, giữ vững niềm tin của nhân dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội trên một số lĩnh vực còn thiếu chặt chẽ, sơ hở, chồng chéo, dễ nảy sinh tham nhũng nhưng chậm được sửa đổi, nhất là các lĩnh vực quản lý, sử dụng đất, tài nguyên, đấu thầu, đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công, quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp… Tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc đã và đang được chỉ đạo quyết liệt, song, vẫn còn phức tạp, chưa được ngăn chặn có hiệu quả…

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Ủy ban thực hiện nhiệm vụ quản lý về vốn và phải chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của tập đoàn, tổng công ty. Ủy ban không có cơ quan thanh tra riêng, việc phân định rõ trách nhiệm của Ủy ban với các doanh nghiệp, công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát quy trình, quy chế làm việc, giám sát để phát hiện những vi phạm trong sử dụng vốn nhà nước để doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội, làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước phát triển nhưng đồng thời phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, làm rõ và xử lý các vi phạm về tham nhũng nói chung và "tham nhũng vặt" nói riêng là vấn đề cần đặt ra. 

Đọc thêm