Tiếp tục hành trình thắp sáng vùng sâu, đảo xa…

(PLO) -Các đảo, xã bản chưa có điện đều xa xôi, địa hình hiểm trở nên quá trình thi công lưới điện gặp rất nhiều gian nan, vất vả. Có những dự án, công nhân phải cõng từng bao tải xi măng, từng can nước lên lưng chừng núi để dựng cột kéo dây… thế nhưng hành trình thắp sáng vùng sâu, vùng xa, đưa điện ra đảo chưa một phút ngừng lại!
Dự án cấp điện lưới quốc gia cho xã đảo Lại Sơn (Kiên Giang) là công trình có đường dây 110 kV trên không vượt biển dài nhất Việt Nam - 24,5 km.
Dự án cấp điện lưới quốc gia cho xã đảo Lại Sơn (Kiên Giang) là công trình có đường dây 110 kV trên không vượt biển dài nhất Việt Nam - 24,5 km.

WB đánh giá cao mức độ phủ điện

Năm 2016, EVN đã hoàn thành tốt nhiều dự án đưa điện lưới Quốc gia về nông thôn như: Cấp điện cho các hộ dân chưa có điện chủ yếu là đồng bào Khmer ở hai tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh; đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới các tỉnh Lai Châu, Lạng Sơn, Sơn La, Lào Cai, Quảng Ninh, Bình Định, Quảng Nam... 

Nỗ lực của EVN trong việc đưa điện về nông thôn đã góp phần tạo sự chuyển biến rõ rệt về phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, cải thiện và thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa khu vực nông thôn với thành thị... Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), mức độ phủ điện đến các hộ dân vùng sâu, vùng xa của Việt Nam là thành tựu mà không nhiều quốc gia trên thế giới đạt được.

Chủ tịch EVN Dương Quang Thành (ngoài cùng bên trái) kiểm tra Dự án cấp điện lưới Quốc gia ra đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam)
Chủ tịch EVN Dương Quang Thành (ngoài cùng bên trái) kiểm tra Dự án cấp điện lưới Quốc gia ra đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam)

Ông Riah Jel - Phó chủ tịch UBND xã Chơ Chun - xã biên giới cuối cùng của huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam được sử dụng điện lưới quốc gia vào tháng 8/2016 - từng chia sẻ: “Sau bao nhiêu mong mỏi, ước mơ ngàn đời của bà con đã trở thành hiện thực. Từ đây, người dân được tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo tiền đề để phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh trật tự vùng biên...”

Cả xã làm du lịch nhờ có điện lưới 

 “Bà Phạm Thị Mỹ Hương - Phó Chủ tịch UBND xã đảo Tân Hiệp chia sẻ, trước  đây gần như tất cả dân đảo sống bằng nghề đánh bắt hải sản, chưa nghĩ đến việc làm kinh tế từ du lịch.

Tuy nhiên, sau khi có điện lưới quốc gia, nhiều gia đình đã chuyển sang làm du lịch, thu nhập tăng lên đáng kể. Cuộc sống của người dân trên đảo từng bước được cải thiện. “Không chỉ có vậy, nhờ có điện, hoạt động của chính quyền địa phương cũng thuận tiện, nhịp nhàng, đồng bộ và hiệu quả hơn”, bà Hương nói”

Đáng nói, các xã, bản chưa có điện đều có địa hình hiểm trở nên quá trình thi  công gặp rất nhiều gian nan, vất vả. Có những dự án, công nhân phải cõng từng bao tải xi măng, cột điện, can nước,... lên vị trí tập kết.

“Xe ben nhỏ chỉ vận chuyển vật tư đến 1 nơi nhất định, sau đó chúng tôi phải dùng sức người để vận chuyển. Xi măng, cát, sỏi cho hết vào bao tải rồi hò nhau vác lên.

Có những vị trí, nước cũng được đựng vào can 20 lít, cõng lên để trộn bê tông”, anh Đặng Anh Dũng - Điện lực Bình Liêu chia sẻ khi thực hiện Dự án đưa điện lưới Quốc gia về bản Khe Coóc, xã Tình Húc, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh vào đầu năm 2016.

Không chỉ có vậy, việc bố trí vốn cho các dự án đưa điện về nông thôn cũng là một thách thức không nhỏ đối với EVN, vì suất đầu tư để đưa điện về các xã vùng sâu, vùng xa rất lớn.

Trong khi đó, việc giải ngân vốn còn chậm. Trung bình mỗi năm, để triển khai các dự án đưa điện về nông thôn, EVN cần khoảng 2.000 tỷ đồng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên, năm 2016, số vốn được giải ngân chỉ đạt 110 tỷ đồng… Dù vậy, vượt qua tất cả, không chỉ đóng điện thành công, năm 2016, EVN còn khởi công nhiều dự án đưa điện về vùng nông thôn ở Cà Mau, Hậu Giang, Thái Nguyên, Khánh Hòa,... theo Quyết định số 2081/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

9/12 huyện đảo đã có điện lưới Quốc gia 

Chính thức có điện lưới quốc gia từ tháng 9/2016, với bà con trên đảo Cù Lao  Chàm (xã Tân Hiệp, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam), điện về không chỉ mang lại ánh sáng trong sinh hoạt, nâng cao dân trí, đời sống tinh thần mà còn mở ra cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội. 

Bà Phạm Thị Mỹ Hương - Phó Chủ tịch UBND xã đảo Tân Hiệp chia sẻ, trước  đây gần như tất cả dân đảo sống bằng nghề đánh bắt hải sản, chưa nghĩ đến việc làm kinh tế từ du lịch. Tuy nhiên, sau khi có điện lưới quốc gia, nhiều gia đình đã chuyển sang làm du lịch, thu nhập tăng lên đáng kể.

Cuộc sống của người dân trên đảo từng bước được cải thiện. “Không chỉ có vậy, nhờ có điện, hoạt động của chính quyền địa phương cũng thuận tiện, nhịp nhàng, đồng bộ và hiệu quả hơn”, bà Hương nói.    

Cũng trong năm 2016, cùng với Dự án cấp điện lưới Quốc gia cho đảo Cù Lao Chàm, EVN cũng hoàn thành dự án cấp điện lưới quốc gia cho xã đảo Cái Chiên (huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh) và đảo Lại Sơn (huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang). Các dự án đã và đang góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế biển đảo, xây dựng hệ thống đảo trở thành tuyến phòng thủ tiền tiêu vững chắc, bảo vệ chủ quyền an ninh của Tổ quốc. 

Khánh thành Dự án cáp ngầm 22kV vượt biển cấp điện cho xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM.
Khánh thành Dự án cáp ngầm 22kV vượt biển cấp điện cho xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM.

Tuy nhiên, để triển khai thành công các dự án này là sự nỗ lực rất lớn của ngành Điện và các đơn vị thi công. Bởi thời tiết biển rất khắc nghiệt, việc vận chuyển vật tư, thiết bị gặp nhiều khó khăn... Khi thời tiết thuận lợi, chủ đầu tư và các nhà thầu phải tranh thủ tăng ca, tăng nhân lực thi công cả ngày lẫn đêm, để bù lại thời gian biển động... 

Tính đến nay, EVN đã cấp điện cho 9/12 huyện đảo.  Những đảo còn lại quá xa đất liền, không thể kéo được điện lưới mà phải huy động các nguồn điện tại chỗ như máy phát điện diezel, các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời... Hiện EVN cũng đang từng bước tiếp quản việc quản lý và vận hành hệ thống điện trên các đảo này.

Khó khăn, thử thách vẫn còn nhiều, nhưng xác định đưa điện về các xã/bản vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo là một trong những nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, EVN đang nỗ lực đưa lưới điện tiếp tục vươn xa, với mục tiêu đến năm 2020, hầu hết 100% số hộ dân được sử dụng điện.

Đọc thêm