Tìm giải pháp cho lao động, việc làm và nhân lực chất lượng cao trong kỷ nguyên số

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhiều chuyên gia thảo luận, nêu biện pháp "giải bài toán" về Lao động, việc làm và hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong kỷ nguyên số...

Sáng nay, 17/11, Hội thảo Khoa học Quốc gia Lao động, việc làm và hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong kỷ nguyên số diễn ra tại trường Đại học Công Đoàn Việt Nam, thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu và nhà khoa học.

Một số diễn giả đã trình bày các nghiên cứu để các đại biểu dự hội thảo thảo luận, đóng góp ý kiến nhằm tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến lao động, việc làm, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong kỷ nguyên số.

Các đại biểu đang lắng nghe diễn giả trình bày tham luận

Các đại biểu đang lắng nghe diễn giả trình bày tham luận

Các đại biểu cùng phân tích, đánh giá thực trạng tình hình lao động, việc làm, nguồn nhân lực tại Việt Nam, những ưu điểm và hạn chế, cơ hội và thách thức đặt ra trong quá trình hội nhập quốc tế; Đồng thời đề xuất các giải pháp đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số.

Các tham luận do các diễn giả trình bày tại Hội thảo được đánh giá cao, bởi đây là những vấn đề lớn, rất quan trọng và đang là mối quan tâm của xã hội, có giá trị cao về mặt lý luận và thực tiễn.

Thông qua Hội thảo lần này, các đại biểu tham dự cũng mong muốn các nhà quản lý sẽ quan tâm đến những ý kiến, đề xuất được nêu ra tại Hội thảo trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Chiến lược tổng thể phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong kỷ nguyên số, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng 4.0.

Tại hội thảo lần này, một số tham luận được các đại biểu dự hội thảo đánh giá cao như tham luận Phát triển nguồn nhân lực nữ trong bối cảnh chuyển đổi số Việt Nam hiện nay (Tham luận của PGS.TS Đặng Thị Ánh Tuyết - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Khoa học, Học viện Chính trị Hành chính Quốc Gia Hồ Chí Minh).

Theo đó, phát triển nguồn nhân lực nói chung, trong đó có nguồn nhân lực nữ góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những trọng tâm.

Trong tham luận, diễn giả đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ hiện nay như: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua chính sách thu hút nhân tài từ nguồn nhân lực nữ có chất lượng cao; Chủ động nâng cao nhận thức về CMCN 4.0 và nâng cao trình độ tay nghề; Tăng cường lồng ghép giới để giải quyết các vấn đề phát triển nguồn lao động một cách toàn diện; đồng thời, đẩy mạnh công tác thông tin – giáo dục – truyền thông, vận động các nhóm phụ nữ phát huy các phẩm chất truyền thống tốt đẹp...

Đọc thêm