Tỉnh Hòa Bình: 'Trái ngọt' từ việc ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp

(PLVN) - Tỉnh Hòa Bình đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong thực hiện việc ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển nông nghiệp, đặc biệt ở các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. Đây được coi là giải pháp chủ yếu nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp...

Những “trái ngọt” đầu tiên

Trong giai đoạn 2020-2023, việc ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực trồng trọt đã đạt được một số kết quả cụ thể: Đã đưa vào vận hành phần mềm quản lý sâu bệnh hại trên cây trồng tại địa chỉ https://quanlysaubenhhoabinh.com/public/index và phần mềm bản đồ thổ nhưỡng và phân tích thích nghi đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình tại địa chỉ https://datnongnghiep.hoabinh.gov.vn/public/bando.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực trồng trọt, nâng cao hiệu quả sản xuất, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, ngành nông nghiệp đang triển khai thực hiện cấp và quản lý mã số vùng trồng (MSVT) trên hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu cấp, quản lý MSVT quốc gia. Đến nay, đã cấp và quản lý 30 mã số vùng trồng (trong đó 21 MSVT phục vụ xuất khẩu với tổng diện tích canh tác là 321,73 ha, có 12 mã số trên cây bưởi, 03 mã số trên cây nhãn, 04 mã số trên cây chuối và 02 mã số trên cây thanh long; 09 MSVT cho các sản phẩm trồng trọt trên địa bàn tỉnh với diện tích 80,9ha).

Bên cạnh đó, hỗ trợ kết nối các hoạt động liên kết trong sơ chế, tiêu thụ sản phẩm trên cây mía đi EU, Mỹ; bưởi đi châu Âu. Liên kết tiêu thụ và xuất khẩu nhãn, cam đi Anh; Kết nối và tiêu thị các sản phẩm chuối-nhãn-thanh long trong nước và ngoài nước. Đến nay, tỉnh Hòa Bình xuất khẩu được 604 tấn mía, 1.366 tấn chuối tươi, 30 tấn Nhãn Sơn Thủy, 6 tấn bưởi đỏ, 73 tấn quả bưởi diễn; 7 tấn cam Cao Phong, 13 tấn sả, 7.5 tấn ớt sang thị trường Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Anh và EU...

Tỉnh đã cấp và quản lý 30 mã số vùng trồng đối với các sản phẩm trồng trọt trên địa bàn tỉnh gồm bưởi, nhãn, chuối và cây thanh long… Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hòa Bình

Định hướng trong thời gian tới, tỉnh Hoà Bình đẩy mạnh cấp và quản lý mã số vùng trồng trên các diện tích sản xuất trồng trọt. Sử dụng các giống ngô biến đổi gen như NK4300 Bt/Gt, DK6919S, DK9955S, NK7328 Bt/Gt... nhằm tăng năng suất và hạn chế sử dụng thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu tại các vùng trồng ngô trọng điểm của tỉnh, quy mô sử dụng khoảng 5.000 ha. Triển khai nhân rộng sử dụng các giống lúa có khả năng kháng bệnh tốt được chọn tạo bằng phương pháp lai backcross như BC15 kháng đạo ôn, TBR225 kháng bạc lá vào sản xuất đại trà tại địa phương với quy mô diện tích gieo trồng áp dụng trên 10.000 ha. Nhiều chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật sinh học qua quá trình nghiên cứu được ứng dụng rộng rãi như NPV, V-Bt, Tricodecma... để trừ sâu bệnh hại trong sản xuất trồng trọt.

Ứng dụng sản phẩm được tạo ra từ công nghệ Nano (Nano Đồng, nano Bạc, nano Chitosan) trong phòng trừ bệnh hại cây trồng. Diện tích áp dụng trên địa bàn tỉnh đạt trên 1.000 ha/năm. Sử dụng giống mía bằng phương pháp nuôi cấy mô vào sản xuất đã được áp dụng tại một số huyện như Yên Thủy, Lạc Sơn, Tân Lạc, Cao Phong quy mô trên 300 ha. Ứng dụng máy bay không người lái, định vị GPS để phun thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ dịch hại cây trồng. Bước đầu áp dụng cho diện tích gần 1000 ha lúa và 50 ha sắn.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất

Về nghiên cứu ứng dụng, điều tra cơ bản, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, phát triển và nhân rộng các kết quả.

Tỉnh thực hiện đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh "Ứng dụng Khoa học công nghệ hoàn thiện quy trình trồng thâm canh, chế biến và phát triển cây gai xanh AP1 tại tỉnh Hòa Bình”. Đến nay đề tài đang gấp rút thực hiện các nội dung nghiên cứu về mùa vụ; nền phân bón và kỹ thuật bón phân; thử nghiệm các công thức chế biến sản phẩm phụ (lõi thân, lá gai) thành phân bón và thức ăn chăn nuôi; chế biến và thử nghiệm thời gian, hình thức bảo quản tinh bột lá gai;

Phối hợp, hỗ trợ các Viện nghiên cứu, các Trường Đại học, Học viện thực hiện các đề tài khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh, các đề tài có tính ứng dụng thực tiễn cao, có thể áp dụng thực tế, quy mô lớn, cụ thể: Dự án "Điều tra sâu bệnh trên cây có múi ở các tỉnh phía Bắc và đề xuất các giải pháp phòng trừ" - Viện Bảo vệ thực vật; Đề tài "Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp sinh học phòng trừ một số loại sâu bệnh hại chính vùng rễ trên cây cam, quýt tại tỉnh Hòa Bình" - Viện Bảo vệ thực vật; Đề tài "Nghiên cứu biện pháp phòng chống rệp sáp giả (Pseudococcidae) gây hại một số loại cây ăn quả quan trọng theo hướng sinh học” - Viện Bảo vệ thực vật; Đề tài “Nghiên cứu một số giải pháp cấp bách để phòng trừ sâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperda) hại ngô tại tỉnh Hòa Bình” - Viện Bảo vệ thực vật. Thực hiện rà soát, quy hoạch 24 vùng và khu sản xuất trồng trọt ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, nông nghiệp hữu cơ tại 10 huyện, thành phố với tổng diện tích 1.253,5 ha.

Tỉnh Hòa Bình đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, phát triển và nhân rộng các kết quả.

Tỉnh tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý thức trách nhiệm về chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về ứng phó với biến đổi khí hậu. Nâng cao năng lực, hiệu quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.

Trong 6 tháng cuối năm 2024, tỉnh Hoà Bình đẩy mạnh công tác du nhập, khảo nghiệm, khu vực hoá các giống mới có năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng ngắn để bổ sung, thay thế các giống đang sản xuất phù hợp với thâm canh, tăng vụ và thích ứng với biến đổi khí hậu. Thúc đẩy mạnh tuyên truyền người dân phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường...

Đọc thêm