Hiện đang kiêm nhiệm chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Jetstar Pacific, nhưng ông Lê Song Lai không nhận bất kỳ thù lao hay lợi ích vật chất nào từ JPA. Đi máy bay của JPA vẫn phải trả tiền như bất kỳ hành khách nào khác.
Đây cũng là lý do để TCty kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tính việc sớm ban hành một cơ chế thưởng phạt phân minh cho những người đại diện (NĐD). Ông Lê Song Lai, Phó Tổng giám đốc SCIC, trả lời Pháp Luật Việt Nam:
Ông Lê Song Lai trả lời phóng viên PLVN |
Tổng số vốn nhà nước SCIC tiếp nhận đến thời điểm này là 11.555 tỷ đồng (tại 573 DN). Năm 2009 tỷ lệ NĐD kiêm nhiệm (cán bộ thuộc Bộ, ngành, địa phương ) chiếm tỷ lệ 16% tổng số NĐD. Năm 2010, tỷ lệ này hiện chỉ còn 8,5%. Trên cơ sở phối hợp với NĐD, SCIC đã tham gia mua cổ phần dành cho cổ đông hiện hữu tại 30 DN, bán vốn Nhà nước tại 81 DN, thu hồi công nợ được 5.823 tỷ đồng.
Dự thảo Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của TCty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước quy định rõ cơ chế thí điểm nâng cao trách nhiệm người đại diện của SCIC tại các DN, theo đó: “Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ xây dựng và tổ chức thí điểm cơ chế thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các DN quy mô lớn, TCty có định hướng nắm giữ lâu dài theo các nguyên tắc: TCty trực tiếp cử, ủy quyền, miễn nhiệm người đại diện chuyên trách tại DN; chi trả lương, thưởng cho người đại diện gắn với mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đại diện được giao và đảm bảo không thấp hơn lợi ích của các chức danh quản lý tương đương tại DN được hưởng. |
Số liệu thống kê tính đến ngày 30/8/2010, SCIC đang thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 540 DN, thông qua 533 người đại diện chuyên trách công tác tại DN + 51 người đại diện kiêm nhiệm là cán bộ các bộ ngành ở TW và địa phương + 16 người đại diện là cán bộ của SCIC (chiếm 2,7%) trên tổng số khoảng 600 người đại diện. Cán bộ của SCIC kiêm nhiệm ít nhất 1 DN, còn nhiều nhất là 5 DN - mức tối đa theo quy định nội bộ của SCIC. Cá nhân tôi hiện phải kiêm nhiệm người đại diện tại 5 DN.
SCIC đánh giá thế nào về trình độ, năng lực của những người đại diện chuyên trách. Theo đề xuất của SCIC, cơ chế lương, thưởng cho NĐD nên tính theo hình thức nào?
Nhìn chung, tập thể người đại diện chuyên trách của SCIC tại các DN là những cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn khá, am hiểu tình hình DN và có kinh nghiệm quản lý. Trong năm 2009, với điều kiện kinh tế trong nước và thế giới còn gặp nhiều khó khăn, nhưng khoảng 90% số DN trong danh mục đầu tư của SCIC vẫn kinh doanh có lãi, đảm bảo đời sống và việc làm cho người lao động, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại DN. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển đổi từ DNNN sang CTCP, người đại diện vốn của SCIC nói riêng và người đại diện chuyên trách nói riêng cũng còn cần tiếp tục được bồi dưỡng, hỗ trợ thêm về các kỹ năng quản trị DN tiên tiến, các kiến thức về kinh tế thị trường để có thể cạnh tranh có hiệu quả với các loại hình DN khác.
Theo quy định của SCIC, NĐD là cán bộ của SCIC ko được hưởng trực tiếp lương thưởng (với tư cách là thành viên HĐQT, hay Ban kiểm soát) của DN mà khoản tiền này sẽ chuyển về Quỹ của SCIC. Vậy Quỹ này được tính phân bổ theo cơ chế nào và dựa trên văn bản, quy định nào, thưa ông?
Xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm rút ra sau 4 năm hoạt động, liên quan đến cơ chế đãi ngộ cho người đại diện vốn nhà nước tại DN, SCIC cho rằng vấn đề quyền lợi và chế độ đãi ngộ dành cho người đại diện phải luôn song hành. Trong thời gian tới, SCIC sẽ xem xét để thí điểm chuyển từ cơ chế bổ nhiệm người đại diện sang cơ chế ký kết hợp đồng thuê người đại diện hoặc hợp đồng ủy quyền cho người đại diện, trong đó quyền lợi và nghĩa vụ của cả SCIC – bên ủy quyền và người đại diện – bên được ủy quyền sẽ được điều chỉnh theo quy định của Bộ luật Dân sự; qua đó, đưa mối quan hệ này về với đúng bản chất của nó. Đó là cơ chế đại diện theo ủy quyền.
Trên thực tế, hiện nay, các cán bộ của SCIC tham gia HĐQT hoặc BKS của những DN có vốn góp của SCIC với tư cách thành viên kiêm nhiệm không được hưởng bất kỳ quyền lợi vật chất nào một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ DN. Ngay khoản thù lao HĐQT hoặc BKS do DN trả cho người đại diện và được nộp về TCty cũng chưa bao giờ được trích để trả cho người đại diện do chưa có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
Xin cảm ơn ông!
Minh Khánh (thực hiện)