Trao 258 suất quà Tết cho các hộ nghèo, cận nghèo ở Bình Định

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chủ đầu tư dự án điện mặt trời lớn nhất khu vực miền Trung vừa trao 258 suất quà cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Định, với mong muốn các hộ dân có thêm điều kiện đón cái Tết tươm tất và vun tròn hơn.
Đại diện Công ty Cổ phần Tầm nhìn năng lượng sạch trao quà Tết các hộ nghèo, cận nghèo ở xã Mỹ Thắng.
Đại diện Công ty Cổ phần Tầm nhìn năng lượng sạch trao quà Tết các hộ nghèo, cận nghèo ở xã Mỹ Thắng.

Ngày 1/2, nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Công ty Cổ phần Tầm nhìn năng lượng sạch - Công ty thành viên trực thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đã tổ chức chương trình “Xuân an nhiên - Tết đoàn viên” tại 2 xã Mỹ Thắng và Mỹ An (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định).

Tại xã Mỹ Thắng, đại diện Công ty Cổ phần Tầm nhìn năng lượng sạch đã trao 159 suất quà, mỗi suất trị giá 350 nghìn đồng cho 159 hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn xã.

Tại xã Mỹ An, đại diện Công ty Cổ phần Tầm nhìn năng lượng sạch đã trao 99 suất quà, mỗi suất trị giá 350 nghìn đồng cho 99 hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn xã.

Đại diện Công ty Cổ phần Tầm nhìn năng lượng sạch trao quà Tết các hộ nghèo, cận nghèo ở xã Mỹ An.
Đại diện Công ty Cổ phần Tầm nhìn năng lượng sạch trao quà Tết các hộ nghèo, cận nghèo ở xã Mỹ An.

Đại diện Công ty Cổ phần Tầm nhìn năng lượng sạch cho biết, những phần quà Tết tuy giá trị không lớn nhưng nó chứa đựng tình cảm, sự quan tâm của BCG, Công ty Cổ phần Tầm nhìn năng lượng sạch đã chung tay cùng chính quyền 2 xã Mỹ Thắng, Mỹ An chăm lo, chia sẻ khó khăn với các hộ nghèo, hộ cận nghèo có thêm điều kiện đón cái Tết tươm tất và vun tròn hơn.

Được biết, Công ty Cổ phần Tầm nhìn năng lượng sạch là chủ đầu tư Nhà máy Điện mặt trời Phù Mỹ được xây dựng tại 2 xã Mỹ Thắng và Mỹ An. Với công suất 330 MW và tổng mức đầu tư hơn 6.500 tỷ đồng, đây là dự án điện mặt trời lớn nhất khu vực miền Trung.

Một góc Nhà máy Điện mặt trời Phù Mỹ.
Một góc Nhà máy Điện mặt trời Phù Mỹ.

Nhà máy Điện mặt trời Phù Mỹ được khởi công xây dựng vào tháng 5/2020. Đến cuối tháng 12/2022, nhà máy đã đưa vào khai thác thương mại 216 MW trên tổng công suất 330 MW. Theo đó, 216 MW đầu tiên nối lưới của nhà máy được hưởng mức giá mua điện là 7,09 US cent/kWh trong vòng 20 năm (giá FiT).

Đến tháng 5/2023, 114 MW còn lại của nhà máy đã chính thức được công nhận vận hành thương mại. Đây là dự án điện tái tạo chuyển tiếp trong nước “về đích” đầu tiên khi trở thành dự án chuyển tiếp sớm nhất được công nhận COD.

Đọc thêm