Trao tặng áo dài ngũ thân truyền thống cho bảo tàng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -12 bộ áo dài truyền thống của các nghệ nhân may đã được trao cho 7 bảo tàng như một thông điệp nhằm tôn vinh những giá trị truyền thống, không pha tạp và lai căng. 
12 bộ áo dài truyền thống của các nghệ nhân đã được trao tặng tới 7 bảo tàng
12 bộ áo dài truyền thống của các nghệ nhân đã được trao tặng tới 7 bảo tàng

Đây là hoạt động ý nghĩa, xuất phát từ ý tưởng của Trung tâm Hỗ trợ phát triển áo dài ngũ thân truyền thống (CLB Đình Làng Việt), vận động các nghệ nhân hiến vải, dành công may áo dài để trao tặng các bảo tàng nhằm giới thiệu, quảng bá áo dài Việt Nam.

12 bộ áo dài truyền thống của các nghệ nhân may như: nghệ nhân Đỗ Minh Tám (Trạch Xá, Ứng Hòa, Hà Nội); nghệ nhân Phạm Văn Tuyền (đường 2/3, quận 10, TP Hồ Chí Minh); nghệ nhân Nguyễn Minh Đời (An Thới, Bình Thủy, Cần Thơ) và các nghệ nhân dệt: nghệ nhân Lê Đăng Toản (làng La Khê, Hà Đông, Hà Nội); nghệ nhân Phan Thị Thuận (làng Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Nội); nghệ nhân Phạm Văn Thực, làng Nha Xá, Duy Tiên, Hà Nam; 01 áo ngũ thân nam của Kiến trúc sư Ngô Trần Thiện Toàn (Việt kiều hiện định cư tại Australia) hiến tặng; áo do nghệ nhân Trần Nguyễn Trung Hiếu (quận Bình Thạnh, TP.HCM) đã được trao cho 7 bảo tàng bao gồm: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia; Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam; Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam; Bảo tàng Hà Nội; Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng; Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ.

Về chất liệu, 12 bộ trang phục có sự góp mặt của các sản phẩm dệt vải như làng lụa La Khê, Hà Đông (Hà Nội), làng lụa Phùng Xá, Ứng Hòa (Hà Nội); làng lụa Nha Xá, Duy Tiên (Hà Nam), lụa Bảo Lộc (Lâm Đồng); lụa Mỹ A (An Giang). Có sự tham gia may của các nghệ nhân từ Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ.

12 bộ trang phục không phải là sản phẩm phục chế, phục dựng mà được may theo cốt cách truyền thống, mang dấu ấn của người thợ thế kỷ 21. Những bộ trang phục này vẫn được các nghệ nhân may, mặc sử dụng thường ngày.

Trong thời gian qua, vấn đề về áo dài luôn nóng trên truyền thông -ảnh minh họa

Trong thời gian qua, vấn đề về áo dài luôn nóng trên truyền thông -ảnh minh họa

Có thể thấy, trong thời gian qua, vấn đề về áo dài luôn nóng trên truyền thông, nổi bật nhất là vấn đề áo dài của Việt Nam bị nước ngoài mạo danh, đánh tráo để trở thành thương hiệu của họ.

Hình ảnh trang phục áo dài truyền thống đang mất dần, thay thế bằng các loại trang phục cách tân, may, mặc xa rời bản sắc văn hóa Việt Nam, từ đó trang phục áo dài - biểu tượng văn hóa của Việt Nam bị có nguy cơ bị mai một.

Trước vấn đề này, nhiều tổ chức, cá nhân đã lên tiếng và có những hành động cụ thể nhằm bảo vệ áo dài. Bộ VHTTDL, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam... đã tổ chức nhiều hội thảo, triển lãm nhằm quảng bá và bảo tồn áo dài.

Đặc biệt, Sở VHTT Thừa Thiên Huế hơn một năm qua đã xây dựng và thực hiện đề án "Huế - Kinh Đô áo dài Việt Nam" nhằm vinh danh áo dài là Di sản văn hóa quốc gia và trong tương lại sẽ Di sản văn hóa thế giới.

Nhiều tổ chức, cá nhân đã lên tiếng và có những hành động cụ thể nhằm bảo vệ áo dài - ảnh minh họa

Nhiều tổ chức, cá nhân đã lên tiếng và có những hành động cụ thể nhằm bảo vệ áo dài - ảnh minh họa

“Hiện nay, đông đảo người Việt trong và ngoài nước mong mỏi áo dài sớm được tôn vinh đúng giá trị của nó, Nhà nước sớm công nhận trang phục này là Quốc phục, là biểu tượng văn hóa quốc gia...” - họa sĩ Nguyễn Đức Bình - Chủ nhiệm CLB Đình Làng Việt, người luôn đau đáu với hành trình tìm lại vóc dáng áo dài Việt Nam truyền thống trong đời sống đương đại chia sẻ.

Đọc thêm