Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nói về "Dũng cảm"

“Giống như người chiến sỹ trên chiến trường, không phải khi anh đánh nhau với địch mới thể hiện lòng dũng cảm. Sự dũng cảm đã thể hiện khi anh tiên phong ra trận để chiến thắng kẻ thù, không nghĩ rằng mình sẽ hy sinh, chỉ biết rằng mục tiêu trước mắt là chiến thắng. Như vậy, ý chí đó đã thể hiện lòng dũng cảm rồi”, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lênh Quân khu 4, đại biểu Quốc hội nhận định. 

[links()]“Giống như người chiến sỹ trên chiến trường, không phải khi anh đánh nhau với địch mới thể hiện lòng dũng cảm. Sự dũng cảm đã thể hiện khi anh tiên phong ra trận để chiến thắng kẻ thù, không nghĩ rằng mình sẽ hy sinh, chỉ biết rằng mục tiêu trước mắt là chiến thắng. Như vậy, ý chí đó đã thể hiện lòng dũng cảm rồi”, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lênh Quân khu 4, đại biểu Quốc hội nhận định.

Trung tướng Nguyễn Thước
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước
Lòng dũng cảm phải là một quá trình
Theo Tướng Nguyễn Quốc Thước, có ba yếu tố thể hiện lòng dũng cảm, đó là ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức chấp hành mệnh lệnh và ý chí để bảo vệ, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao. Và lòng dũng cảm được thể hiện khi tình huống cần đến hành động cụ thể đó. 
Dẫn chứng vụ việc của anh Phạm Đức Ninh (công an viên xã Phú Trung, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước – Báo PLVN đã có bài phản ánh) bị các đối tượng gây rối trật tự công cộng đánh dẫn đến tử vong trong khi anh đang thi hành nhiệm vụ, Tướng Nguyễn Quốc Thước cho rằng, anh Ninh đã theo dõi đến cùng, bám sát đến cùng nhóm đối tượng này để xử lý vụ việc. Lúc thấy mình không đủ sức chống lại các đối tượng hung hãn (có vũ khí) thì anh đã tìm cách chạy vào rừng cao su để tập hợp lực lượng.
Như vậy, dũng cảm ở đây là thể hiện ý chí từ lúc đầu, một quyết tâm thực hiện nhiệm vụ đến cùng để bảo vệ trật tự an ninh. “Không thể nói lúc thấy đánh nhau mà xông vào mới là dũng cảm, nói như vậy là chưa hiểu đúng ý nghĩa của cụm từ này. Nếu nói dũng cảm là một hành động cụ thể cũng chưa đúng, phải xét hành động đó trong suốt quá trình thực thi nhiệm vụ. Có nghĩa, lòng dũng cảm phải là một quá trình chứ không phải trong chốc lát”, ông Thước khẳng định.
Theo quy định của pháp luật, để được công nhận là Liệt sỹ thì ngoài hành động đấu tranh chống tội phạm hoặc thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh... thì người thi hành nhiệm vụ phải có sự dũng cảm khi thực hiện những công việc đó. Như vậy, có thể hiểu, yếu tố dũng cảm là bắt buộc, là điều kiện cần thiết để xét công nhận Liệt sỹ.
Tuy vậy, theo Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, không cần thiết phải có cụm từ “dũng cảm” trước mỗi hành động này. Vì khi lao vào chống lại hành động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự xã hội... thì hành động đó đã là hành động dũng cảm, đã thể hiện việc hoàn thành nhiệm vụ.
“Còn nếu phải dùng từ dũng cảm thì cơ quan chức năng nên giải thích cụ thể thế nào là dũng cảm để có sự thống nhất khi áp dụng văn bản luật. Tôi mong rằng các nhà chức trách hiểu được nội dung và bản chất của điều luật đó như thế nào. Bởi có một số vụ, khi xét duyệt chế độ, họ đã không nắm được hết bản chất của cụm từ này”, Tướng Nguyễn Quốc Thước lưu ý.
Bản chất của lòng dũng cảm là ý chí quyết tâm
Lý giải về lòng dũng cảm, Tướng Nguyễn Quốc Thước bày tỏ: cũng giống như người chiến sỹ trên chiến trường, không phải khi anh đánh nhau với dịch mới thể hiện sự dũng cảm. Sự dũng cảm đã thể hiện khi anh tiên phong ra trận để chiến thắng kẻ thù, không nghĩ rằng mình sẽ hy sinh, chỉ biết rằng mục tiêu trước mắt là chiến thắng.
Như vậy, ý chí đó đã thể hiện lòng dũng cảm, thể hiện mục tiêu của người chấp hành mệnh lệnh mà mệnh lệnh đó là vì an ninh tổ quốc, trật tự xã hội. Lòng dũng cảm có thể được thể hiện bằng những hành động cụ thể, cũng có thể lúc chưa có điều kiện thì chưa thể hiện ra, nhưng ý chí của người đó là biểu hiện cho lòng dũng cảm vì tổ quốc, vì nhân dân. 
Chính bởi vậy, Tướng Nguyễn Quốc Thước dẫn chứng trong thực tế, khi người công an viên nhận nhiệm vụ và sẵn sàng lên đường, không biết trước nhiệm vụ đấy có nguy hiểm hay không nguy hiểm để từ chối hay không từ chối. Họ chỉ biết rằng, khi được cấp trên giao nhiệm vụ bảo vệ an ninh thì vui vẻ nhận trách nhiệm, điều đó thể hiện tính chiến đấu, tính ý thức tổ chức kỷ luật để hoàn thành nhiệm vụ.
Đó là nghĩa vụ thiêng liêng nhất để bảo vệ an ninh, bảo vệ trật tự. Có thể lúc đi nhận nhiệm vụ, điều nguy hiểm có thể  xảy ra hoặc không xảy ra, nhưng xảy ra hay không xảy ra, người thực hiện nhiệm vụ không biết được. Tức là lòng dũng cảm có thể có những lúc không được bộc lộ ra.
Thực tế lâu nay, không chỉ chuyện công nhận liệt sỹ mà kể cả việc làm chế độ cho thương binh, vì yếu tố khách quan nên nhiều trường hợp đã bị mất hết giấy tờ, do vậy họ không được xác nhận và hưởng chế độ.
“Những trường hợp này dù cái lý chưa đủ nhưng cái tình lại thừa. Bây giờ Trung ương đã có tư tưởng chỉ đạo, tất cả những ai có công mà chưa được xét công thì phải tìm cách trả công cho họ, đó là đạo lý của Cách mạng, là vì người dân.
Những trường hợp này không nhiều, nhưng đó là tấm gương tiêu biểu để thúc đẩy những người sau này khi nhận nhiệm vụ, họ sẵn sàng hy sinh. Như người chiến sỹ ra ngoài mặt trận, chỉ nhìn về tổ quốc, nhìn về nhân dân, không nhìn về bản thân mình. Nếu đã hy sinh vì tổ quốc thì Đảng và nhân dân không bao giờ quên...”, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nhấn mạnh.
Vân Anh

Đọc thêm