Truyền thuyết về 9 con của rồng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo truyền thuyết Long sinh Cửu Phẩm, Rồng sinh ra chín người con nhưng không con nào trở thành Rồng.

Chín đứa con của rồng đều là các loài thần thú và có tính cách khác nhau. Tùy vào tính cách mà người ta dùng hình ảnh của chúng để trang trí ở những lĩnh vực như mái hiên, nóc nhà, lan can, vũ khí, chiến thuyền...

Truyền thuyết về những đứa con của rồng được nhắc đến trong nhiều cổ thư của Trung Hoa như Chiến quốc sách, Sử ký, Hoài Lộc Đường Tập, Thục Viên Tạp Ký… Theo đó, những đứa con của rồng bao gồm:

1. Tù Ngưu

Tù Ngưu có hình dạng rồng nhỏ, màu vàng, có sừng như sừng lân. Tù Ngưu rất mê âm nhạc vì thế người xưa hay dùng hình tượng tù ngưu để trang trí cho cây đàn.

2. Nhai Tí (hay còn gọi là Nhai Tệ)

Nhai Tí được miêu tả như một loại vật có thân rồng, đầu sói, tính cách hung dữ, thích chiến đấu. Vì thế hình tượng Nhai Tí thường được người xưa trang trí ở chuôi kiếm, khâu đao,… ngụ ý thị uy, làm tăng thêm sức mạnh và lòng can đảm của các chiến binh khi chiến đấu.

Hình tượng Nhai Tí thường được người xưa trang trí ở chuôi kiếm, khâu đao,...

Hình tượng Nhai Tí thường được người xưa trang trí ở chuôi kiếm, khâu đao,...

3. Trào Phong

Trào Phong thường ưa mạo hiểm, thích leo trèo và nhìn ra xa. Vì thế, hay được chạm khắc trên đầu cột, góc mái của ngôi nhà hoặc một số điểm cao trên công trình kiến trúc với ý nghĩa chống hỏa hoạn, đuổi yêu ma.

4. Bồ Lao

Bồ Lao vốn sống ở gần biển, nhưng lại rất sợ cá kình. Mỗi lần gặp cá kình, Bồ Lao thường kêu la rất to. Người xưa thường đúc trên quai chuông hình Bồ Lao, còn dùi thì làm theo hình cá kình với mong muốn tiếng chuông kêu vang xa. Do đó, Bồ Lao cũng được dùng để nói đến tiếng chuông chùa.

Bồ Lao thường được dùng để nói đến tiếng chuông chùa.

Bồ Lao thường được dùng để nói đến tiếng chuông chùa.

5. Toan Nghê

Toan Nghê có thân sư tử, đầu rồng. Toan Nghê thích sự tĩnh lặng và thường ngồi yên ngắm cảnh khói hương tỏa lên nghi ngút nên được đúc làm vật trang trí trên các lò đốt trầm hương, ngụ ý mong muốn hương thơm của trầm hương luôn tỏa ngát.

6.Bị Hí (hay còn gọi là Bá Hạ)

Bị Hí mang hình dáng mình rùa, đầu rồng, sức mạnh vô địch, rất thích cõng các vật nặng. Bị Hí thường được trang trí làm bệ đỡ cho các bệ đá, cột đá.

Bị Hí thường được trang trí làm bệ đỡ cho các bệ đá, cột đá.

Bị Hí thường được trang trí làm bệ đỡ cho các bệ đá, cột đá.

7. Bệ Ngạn

Bệ Ngạn có hình dáng giống hổ, răng nanh dài và sắc, có sức thị uy lớn. Bệ Ngạn tính tình rất khẳng khái, trượng nghĩa, yêu lẽ phải và hay cãi lý đòi sự công bằng. Vì vậy, Bệ Ngạn thường được trang trí ở cửa nhà ngục, nha môn..., hoặc những chốn liên quan đến lao lý, xét xử.

8. Phụ Hí

Phụ Hí có hình dạng giống rồng, dáng vẻ thanh nhã, thường nằm cuộn mình trên bia đá. Phụ Hí rất thích vẻ đẹp của chữ khắc trên các văn bia, nên thường cuộn mình trên đó mà ngắm nghía. Vì vậy, người ta thường khắc một đôi Phụ Hí trên các bia mộ, bài vị với ngụ ý bảo vệ bia mộ.

9. Li vẫn (còn gọi là si vẫn)

Li vẫn có đầu rồng, miệng rộng, thân ngắn. Tương truyền li vẫn thích ngắm cảnh và thường giúp dân diệt hỏa hoạn nên được chạm khắc làm vật trang trí trên nóc các cung điện cổ, chùa chiền, đền đài... ngụ ý cầu trấn hỏa, bảo vệ bình yên cho công trình.

Đọc thêm