Ứng phó với đại dịch COVID-19, Mastercard cam kết kết nối 1 tỷ người với nền kinh tế số vào năm 2025

(PLVN) -Trong thời điểm khủng hoảng hiện nay, Mastercard đã mở rộng cam kết toàn cầu về tài chính bao trùm với cam kết đưa 1 tỷ người và 50 triệu doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tiếp cận với nền kinh tế số vào năm 2025. Là một phần của nỗ lực này, 25 triệu nữ doanh nhân trên toàn cầu sẽ được tập trung hỗ trợ cùng các gói giải pháp giúp họ phát triển doanh nghiệp.
Ứng phó với đại dịch COVID-19, Mastercard cam kết kết nối 1 tỷ người với nền kinh tế số vào năm 2025

Tác động của COVID-19 đã khiến việc hỗ trợ tăng trưởng ở châu Á - Thái Bình Dương, nơi tập trung tới 60% dân số thế giới và là khu vực phát triển kinh tế nhanh nhất[1], trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Trong tháng 4 vừa qua, Ngân hàng Thế giới cho biết sẽ chỉ có dưới 24 triệu người có khả năng thoát khỏi đói nghèo trên khắp khu vực Đông Á Thái Bình Dương trong năm nay do ảnh hưởng của đại dịch.[2]

Ông Ajay Banga, Giám đốc Điều hành của Mastercard chia sẻ: “Cho dù phục hồi theo bất kỳ cách thức lâu dài và bền vững nào, chúng tôi sẽ luôn đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau. Việc giúp mọi người có thể tiếp cận với nền kinh tế số là một phần quan trọng của nỗ lực này. Đây không chỉ là một việc làm nhân đạo, mà còn là một cơ hội để phát triển tác động xã hội bền vững về mặt thương mại và có thể mở rộng cùng với các đối tác của chính phủ và khu vực tư nhân - và thực hiện theo hướng toàn xã hội cùng phát triển”.

“Chính phủ Việt Nam đã ưu tiên xây dựng nền kinh tế số dễ dàng tiếp cận cho mọi người dân trước khi đại dịch diễn ra. COVID-19 đã chứng minh giá trị đích thực mà nền kinh tế số đem lại bao gồm: đáp ứng nhanh, ứng phó với mọi cú sốc, và dễ dàng thích nghi. Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á khởi động lại một cách thành công và bắt đầu giai đoạn phục hồi kinh tế.

Để thúc đẩy quá trình phục hồi này, rất cần các công ty toàn cầu như Mastercard tận dụng kiến thức, công nghệ và chuyên môn của họ bằng cách hợp tác chặt chẽ với khu vực công để tạo ra các sáng kiến đưa mọi thành phần vào nền kinh tế kỹ thuật số và tạo ra các doanh nghiệp bền vững, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm hơn 97,5% tổng số doanh nghiệp địa phương[3]”, bà Winni Wong, Giám đốc Quốc gia Mastercard tại Việt Nam nhận định.

Cam kết mới là một phần mở rộng của cam kết Mastercard năm 2015[4] nhằm đưa 500 triệu người tham gia vào hệ thống tài chính - xây dựng dựa trên nỗ lực của công ty để giải quyết các thách thức kinh tế và sức khỏe liên quan đến đại dịch trên toàn thế giới.

Trong 5 năm qua, Mastercard đã đạt được mục tiêu ban đầu đưa 500 triệu người tiếp cận với nền kinh tế số thông qua hơn 350 chương trình đổi mới tại 80 quốc gia.

Tại Ấn Độ và Indonesia, Mastercard đang giới thiệu Nền tảng Tín dụng Vi mô mở ra quyền tiếp cận tín dụng cho các chủ cửa hàng, những người chưa từng tham gia hệ thống tài chính trước đây. Để trao quyền cho các chủ doanh nghiệp nhỏ cùng với các kỹ năng họ cần để sử dụng tín dụng một cách hiệu quả nhất, Mastercard hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nhằm cung cấp đào tạo kiến thức về tài chính và công nghệ. Tại Indonesia, chương trình đã bắt đầu mở rộng quy mô với mục tiêu tiếp cận 10.000 cửa hàng lân cận vào giữa năm 2020.

Tại Bangladesh và Campuchia, Mastercard hợp tác với ngành may mặc để số hóa chuỗi cung ứng thông qua việc giới thiệu sự kết hợp giữa bảng lương kỹ thuật số và công cụ giáo dục. Bộ công cụ tiền lương kỹ thuật số đã được thử nghiệm ở Bangladesh với hơn 10.000 nữ công nhân may mặc, hiện đang được điều chỉnh và thay đổi ngôn ngữ để phù hợp với thị trường Campuchia.

Tại Indonesia, Mastercard đã triển khai chương trình rèn luyện kỹ năng cao cấp đầu tiên mang tên Mastercard Academy 2.0, được thiết kế để thu hút và chia sẻ các kiến thức về kỹ thuật số cần thiết cho người dân thuộc nhiều thành phần khác nhau. Đến năm 2022, chương trình sẽ trang bị cho 100.000 học sinh, thanh niên, doanh nhân và chuyên gia trung cấp các kỹ năng kỹ thuật số cần phát triển và tích cực tham gia vào hành trình chuyển đổi số của Indonesia.

Tại Việt Nam, Mastercard đang hợp tác với CARE Quốc tế hỗ trợ các ngân hàng và các công ty công nghệ tài chính điều chỉnh các dịch vụ và sản phẩm tài chính để đưa phụ nữ vào hệ thống tài chính và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh, với mục tiêu tiếp cận hơn 1 triệu phụ nữ tại Việt Nam.

Để đạt được mục tiêu tiếp cận 1 tỷ người thông qua tài chính toàn diện sẽ đòi hỏi nhiều nỗ lực, bao gồm các giải pháp giải ngân của chính phủ, số hóa lương khu vực tư nhân, hợp tác với các nhà khai thác mạng di động, giải pháp cho nhân công thời vụ, nỗ lực nhân rộng với các công ty công nghệ tài chính, nền tảng kỹ thuật số và ví điện tử và ứng dụng di động và giải pháp giải quyết nhu cầu của những người dễ bị tổn thương về tài chính.

Cam kết mới được xây dựng dựa trên những nỗ lực của Mastercard, để hỗ trợ phục hồi toàn diện bằng cách tận dụng công nghệ, khả năng và tầm với của công ty:

·       Trong những tuần đầu tiên của cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu, Mastercard, Quỹ Bill & Melinda Gates và Wellcome Trust đã cam kết tài trợ vốn đầu tư lên tới 125 triệu đô la để thành lập COVID-19 Therapeutics Accelerator. Sự lãnh đạo sớm này đã giúp tìm ra phương pháp điều trị đã tác động tới những người bên tham gia, bao gồm Sáng kiến Chan-Zuckerberg, chính phủ Anh, Novartis và Madonna. Chúng tôi đang làm việc cùng nhau để tăng tốc độ ứng phó với COVID-19 bằng cách khám phá, phát triển và nhân rộng các phương pháp điều trị giúp triển khai toàn cầu.

·       Mastercard đã cam kết hỗ trợ tài chính, công nghệ, sản phẩm và dịch vụ với tổng giá trị 250 triệu đô la trong 5 năm tới cho các doanh nghiệp nhỏ ở Hoa Kỳ, Ấn Độ và các thị trường khác để tiếp thêm sức mạnh cho doanh nghiệp và củng cố an ninh tài chính của người lao động.

·       Cho đến nay, tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Mastercard đã cung cấp công cụ và nguồn lực cho hơn 2,2 triệu phụ nữ để mở rộng kinh doanh.

·       Mastercard đã cung cấp chương trình đào tạo kiến thức tài chính toàn diện cho gần 200.000 phụ nữ thông qua các chương trình khác nhau ở Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nepal, Philippines, Singapore và Việt Nam.

·       Tại Ấn Độ, Mastercard đã hợp tác với Mann Deshi Foundation, một tổ chức phi chính phủ địa phương, để thành lập Phòng Thương mại đầu tiên dành riêng cho các nữ doanh nhân khu vực nông thôn, tạo điều kiện cho 10.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bằng cách trang bị các chủ sở hữu những dịch vụ tài chính, dịch vụ tư vấn, đào tạo cũng như tạo ra những cơ hội thị trường mới.

·       Mastercard Farmers Network là một nền tảng kỹ thuật số cho phép nông dân ở Ấn Độ và Đông Phi mua, bán và nhận thanh toán hàng nông sản qua điện thoại mà không phải đi bộ hàng giờ để đến chợ. Giải pháp này mang lại lợi ích đặc biệt cho các nữ nông dân, những người quán xuyến các cộng việc gia đình mà không thể rời trang trại. Ngoài ra, giải pháp này còn cho phép họ có thể bán sản phẩm và nhận thanh toán kỹ thuật số an toàn với tính minh bạch nếu giá cao hơn và tiếp cận trực tiếp hơn với người mua. Nền tảng cung cấp cho người nông dân một dấu ấn tài chính hợp pháp và mở ra khả năng tiếp cận các khoản vay và các dịch vụ tài chính khác.

·       Mastercard sẽ sớm triển khai một chương trình tại Ấn Độ nhằm thúc đẩy sự thành công của các doanh nhân, tăng khả năng tiếp cận thị trường cho nông dân và khai phá tiềm năng kinh tế của phụ nữ.


[4] Tại các cuộc họp mùa xuân 2015 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Nhóm Ngân hàng Thế giới

Đọc thêm