Đây là năm thứ tư liên tiếp Unilever Việt Nam được trao danh hiệu uy tín này, ghi nhận những đóng góp và nỗ lực của công ty trong việc tiên phong triển khai Kế hoạch Phát triển Bền vững với sứ mệnh tăng trưởng kinh doanh đồng thời giảm thiểu tác động tới môi trường và không ngừng gia tăng giá trị xã hội tích cực.
Danh hiệu Doanh nghiệp Bền vững được đánh giá dựa trên Bộ Chỉ số Doanh nghiệp Bền vững (CSI - Corporate Sustainability Index), là thước đo toàn diện giá trị của doanh nghiệp dựa trên các tiêu chí về phát triển bền vững trong lĩnh vực kinh tế, môi trường, và xã hội.
Từ năm 2010, Unilever Việt Nam đã công bố Kế hoạch phát triển bền vững với 3 mục tiêu chính bao gồm:
· Cải thiện sức khoẻ và điều kiện sống cho hơn 20 triệu người dân Việt Nam
· Giảm một nửa tác động đến môi trường liên quan đến việc sản xuất và sử dụng các sản phẩm của Unilever
· Nâng cao chất lượng cuộc sống cho hàng triệu người dân Việt Nam trong quá trình phát triển kinh doanh
Tính đến năm 2019, các hoạt động phát triển bền vững của Unilever Việt Nam đã mang đến những kết quả đáng kể, không ngừng cải thiện và nâng cao cuộc sống của hàng triệu người dân Việt Nam.
Cụ thể, Unilever đã tiếp cận được hơn 21 triệu người thông qua dự án “Vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn” với những hoạt động thiết thực như chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng của nhãn hàng Lifebuoy, “Hành trình nhà vệ sinh sạch khuẩn” của nhãn hàng Vim, chương trình “P/S - Bảo vệ Nụ cười Việt Nam”, và chương trình “Vì 1.000.000 trẻ em Việt Nam tự tin lấm bẩn và vui chơi an toàn” của nhãn hàng Omo.
Với mục tiêu giảm thiểu tác động đến môi trường, từ năm 2011, Unilever đã thiết lập báo cáo giám sát và ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo, đến nay công ty đã thành công sử dụng năng lượng tái tạo qua việc vận hành lò hơi sinh khối từ nguyên liệu vỏ trấu. Từ năm 2015, 100% năng lượng điện sử dụng trong hoạt động sản xuất đều đạt chuẩn “Tín chỉ Năng lượng tái tạo”- iREC, điều này có ý nghĩa toàn bộ lượng carbon phát thải qua điện năng tiêu thụ được xem là carbon tích cực.
Bên cạnh đó, Unilever đã phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cung cấp các chương trình đào tạo nâng cao năng lực, kiến thức vệ sinh và dinh dưỡng cho 1,5 triệu phụ nữ tính đến năm 2018. Công ty đã đầu tư hơn 20 tỷ đồng vào quỹ Tài chính Vi mô, giúp hơn 46.000 hộ gia đình tiếp cận vay vốn với tổng số phát vốn lên tới 320 tỷ đồng để phát triển kinh tế hộ gia đình; và xây dựng mô hình “Làng hoàn hảo” tại hơn 2.400 làng, xã trên toàn quốc trong khuôn khổ chương trình hợp tác công tư “Xây dựng Nông thôn mới” cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Ông Đỗ Thái Vương, Phó Chủ tịch Phát triển Bền vững & Đối ngoại, Unilever Việt Nam cho biết: “Chúng tôi rất vinh dự và tự hào khi được vinh danh “Top 10 Doanh nghiệp bền vững nhất lĩnh vực sản xuất” trong bốn năm liên tiếp. Đây là sự ghi nhận cho những nỗ lực và cam kết của Unilever trong suốt 24 năm có mặt tại Việt Nam với sứ mệnh phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, và đóng góp tích cực cho xã hội. Tại Unilever, phát triển bền vững không chỉ dừng lại là tiêu chí tham chiếu mà luôn là trọng tâm cốt lõi trong mọi hoạt động của chúng tôi. Với mục tiêu rõ ràng, kế hoạch cụ thể và hành động thống nhất, Kế hoạch Phát triển Bền vững chính là chìa khóa giúp Unilever và các nhãn hàng tiếp tục tăng trưởng bền vững trong tương lai, và không ngừng đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội chung của đất nước.”