Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chính thức hoạt động từ 1/12

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Đó là một trong những điểm nổi bật của Nghị định 96/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương, vừa được Chính ban hành ngày 29/11/2022.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ trực thuộc Bộ Công Thương
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ trực thuộc Bộ Công Thương

Theo Nghị định này, cơ cấu nhiệm vụ của Bộ Công Thương gần như không thay đổi, ngoại trừ một điểm mới duy nhất. Đó là sẽ không còn Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng, thay vào đó là Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

Ủy ban Cạnh tranh quốc gia sẽ chính thức hoạt động từ ngày 1/12/2022.

Cũng theo Nghị định này, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng sẽ tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo các quy định của pháp luật hiện hành cho đến khi Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia.

Theo quy định, thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ thực hiện nhiệm vụ tham gia Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh theo trình tự, thủ tục tố tụng cạnh tranh quy định tại Luật Cạnh tranh năm 2018.

Số lượng thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tối đa theo quy định của pháp luật là 15 người, gồm Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và các thành viên khác. Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là công chức của Bộ Công Thương, các Bộ, ngành có liên quan, các chuyên gia và nhà khoa học.

Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương; Nhiệm kỳ của thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại.

Đọc thêm