Theo bài báo trên tạp chí Mỹ Forbes, các tàu ngầm Nga, giống như tàu ngầm của Mỹ, đang trực chiến ở Bắc Băng Dương. Đặc thù của khu vực giúp chúng có cơ hội ẩn nấp hiệu quả khỏi vệ tinh, máy bay chống tàu ngầm và các thiết bị theo dõi khác dưới lớp vỏ băng dày tới 5 mét. Cơ sở ở đây cũng cho phép tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) được phóng theo quỹ đạo tối ưu.
Tuy nhiên, điều này cũng có mặt hạn chế: lớp băng dày gây khó khăn cho việc này do trước tiên cần phải phá vỡ mặt băng.
Trước đây, người ta chỉ sử dụng hai phương pháp: hoặc thủy thủ đoàn tìm kiếm một lỗ băng, nảy sinh vấn đề trong điều kiện cần nhanh chóng thực hiện mệnh lệnh, hoặc tàu ngầm nổi lên và phá băng bằng thân tàu, nhưng có thể làm hư hỏng kết cấu. Việc nổi lên cũng khiến cho đối thủ tiềm năng có thể phát hiện ra.
Tuy nhiên, các thủy thủ Nga đã nảy ra một ý tưởng tuyệt vời: đầu tiên phóng một tên lửa với đầu đạn sức công phá lớn đục một lỗ trên băng để tên lửa có thể đi qua". Tác giả bài báo thừa nhận rằng, một quốc gia có khả năng phóng tên lửa từ dưới lớp băng sẽ có lợi thế hơn, do tầm quan trọng của Bắc Cực trong địa chính trị thế giới gần đây đã tăng lên.
Tàu ngầm hạt nhân hiện đại của Nga. |
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, Tiến sĩ Khoa học Lịch sử Alexey Podberezkin - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị-Quân sự MGIMO - bình luận: "Để phóng tên lửa, điều cần thiết là tàu ngầm dần dần nổi lên, phá vỡ lớp băng phía trên, sau đó mới phóng tên lửa. Chúng ta đã vượt qua các cuộc thử nghiệm phóng tên lửa sau khi nổi lên. Trong việc này Nga đã đi trước cả thế giới.”.
Chuyên gia nhấn mạnh, công nghệ phóng tên lửa từ vị trí chìm dưới nước chỉ có trên các tàu ngầm Nga.