Việt Nam đã có "mafia… rác"

Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại (CTNH)” do Cục cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49), Bộ Công an tổ chức ngày 1/8.

Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo“Công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại (CTNH)” do Cục cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49), Bộ Công an tổ chức ngày 1/8.
 

Cả nước hiện có hơn 1 triệu tấn CTNH, phát sinh chủ yếu từ các nguồn sản xuất công nghiệp, làng nghề, dịch vụ khoa học y tế. Trong đó, chỉ khoảng 60% CTNH được xử lý. Cả nước có khoảng 80 doanh nghiệp có chức năng, nhiệm vụ, giấy phép xử lý CTNH, nhưng phần lớn không thực hiện đúng chức năng cho phép mà mang rác đem chôn ngay tại khuôn viên đơn vị mình. Điển hình là các phi vụ C49 bắt quả tang ở Xí nghiệp xử lý chất thải Bình Dương, Cty Môi trường xanh (Vũng Tàu)...

Bên cạnh đó, địa phương nào cũng có doanh nghiệp vi phạm về môi trường, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng… Các hoạt động thanh tra, kiểm tra phòng chống vi phạm trong lĩnh vực này mới chỉ phát hiện xử lý khoảng 10% so với vi phạm thực tế.

Theo Tiến sĩ – Nguyễn Xuân Lý, Cục cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường, các chủ doanh nghiệp đã lợi dụng sơ hở trong cơ chế, chính sách, pháp luật để luồn lách vận chuyển, buôn bán CTNH... Thời gian qua, khâu kiểm soát phía hải quan đã bị thủng rất nhiều. Có sự đan xen tội phạm về môi trường, tham nhũng, buôn lậu”,Thiếu tướng Lý nói.

Cụ thể, đã có chất thải phóng xạ, hàng chục tấn bột bò điên, hàng ngàn tấn chất thải ép thành bánh được nhập về. Mới đây, C49 phát hiện Cty Cổ phần Cửu Long Vinashin Hải Phòng nhập 3 máy biến thế cũ có chứa dầu PCB (chất hữu cơ khó phân hủy, dễ khuếch tán và có hàm lượng phóng xạ vượt mức cho phép, rất độc hại với người và môi trường) do Hàn Quốc sản xuất năm 1967. Tệ hại hơn, công nghệ của 40 năm trước được doanh nghiệp trên nhập về để phục vụ cho công trình nhà máy nhiệt điện ở Nam Định. Tướng Lý phân tích, nếu những công nghệ này được phá hủy tại Hàn Quốc phải mất chi phí trên 3,5 triệu USD (tương đương 700 tỷ đồng), trong khi thiết bị trên đã được phía Việt Nam mua lại với giá 110.000 USD/máy.

Theo thiếu tướng Nguyễn Xuân Lý, một trong những nguyên nhân khiến tội phạm trong lĩnh vực môi trường “phổ biến, phức tạp, nghiêm trọng” là do có một số cán bộ thoái hóa, biến chất, tiếp tay cho người vi phạm. Ông Cục trưởng này cũng kêu gọi doanh nghiệp phát hiện những cán bộ, chiến sĩ cảnh sát môi trường có dấu hiệu vi phạm thông báo cho ông theo đường dây nóng hoặc qua website tố giác tội phạm.

Thanh Lam (tổng hợp)

Đọc thêm