Hen suyễn
Hen suyễn là chứng bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ khi thiếu hụt vitamin D. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, vitamin D có khả năng giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng hen suyễn và có thể giúp chữa trị tình trạng viêm đường hô hấp. Các chuyên gia khảo sát thuộc Trường cao đẳng Hoàng gia London (Anh) cũng cho biết, hàm lượng thấp vitamin D sẽ khiến cho triệu chứng hen xấu đi.
Cơ thể cần bao nhiêu vitamin D?
Các chuyên gia khuyến cáo, đối với những người bình thường, khỏe mạnh thì cần bổ sung khoảng từ 800 – 1000 đơn vị vitamin D mỗi ngày. Những người trên 50 tuổi cần 400 đơn vị vitamin D mỗi ngày.
Với trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D với hàm lượng: 10 mcg (hay 400 UI) mỗi ngày cho các bé sơ sinh bú mẹ. Đối với các bé sơ sinh không thể tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời mỗi ngày (ở xứ lạnh nhiều sương mù), cần bổ sung vitamin D với lượng 800 UI/ngày.
Nếu bé bú loại sữa đã có bổ sung vitamin D thì không cần cho uống thêm vitamin D.
Nếu bé bú loại sữa đã có bổ sung vitamin D thì không cần cho uống thêm vitamin D.
Người đứng đầu nhóm nghiên cứu là GS. Catherine Hawrylowicz và các đồng nghiệp đã chỉ ra tác động của vitamin D đối với một hóa chất trong cơ thể được gọi là interleukin-17, đây là một phần quan trọng của hệ miễn dịch giúp ngừa bệnh hen suyễn. Nghiên cứu cho thấy, hàm lượng interleukin-17 giảm đi khi vitamin D được đưa vào các mẫu máu của bệnh nhân hen suyễn. Điều này cũng đồng nghĩa rằng vitaminin D được coi là khắc tinh của chứng bệnh hen.
Huyết áp cao
Theo kết quả nghiên cứu gần đây được đăng tải trên Tạp chí Dược của Mỹ đã cho thấy những bệnh nhân mắc cao huyết áp sẽ kiểm soát được mức huyết áp của mình nếu hàm lượng vitamin D trong máu của họ tăng lên. Trái lại, người bị thiếu vitamin D thường có xu hướng bị tăng huyết áp và không kiểm soát được tình trạng huyết áp
Viêm đại tràng
Trên thực tế đã có rất nhiều nghiên cứu tại Châu Âu, Ấn Độ và Mỹ đã đưa ra bằng chứng chứng tỏ mối liên hệ giữa hàm lượng vitamin D thấp và nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, đường ruột, dạ dày hoặc viêm loét đại tràng.
Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu các chuyên gia cũng nhận thấy, những người dân sống ở vùng thường xuyên có ánh nắng mặt trời (khí hậu nắng nóng nhiều) thì khả năng tổng hợp vitamin D của nhiều hơn bình thường và nguy cơ mắc các bệnh về đại tràng cũng ít hơn.
|
Trong trứng gà có một hàm lượng lớn vitamin D |
Cảm cúm
Vào mùa đông chúng ta thường dễ mắc chứng bệnh cảm cúm nhiều hơn. Nguyên nhân chính là do ít có cơ hội được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì thế cơ hội tổng hợp vitamin D cho cơ thể cũng bị hạn chế.
Theo các chuyên gia thì vitamin D là một loại vi chất có khả năng cải thiện hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch suy yếu cũng có nghĩa là bạn dễ có nguy cơ mắc cảm cúm hơn bình thường.
Tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường đang được coi là một chứng bệnh nan y. Hiện nay chưa có phương pháp điều trị triệt để chứng bệnh này mà mọi nỗ lực chỉ dừng lại ở việc “chung sống” hòa bình với nó mà thôi.
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, việc duy trì nồng độ vitamin D cao thông qua việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
Bệnh sâu răng
Vitamin D có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng vì nó giúp răng chắc khỏe hơn và thúc đẩy sự vôi hóa lành mạnh của răng. Nếu thiếu chất dinh dưỡng quan trọng này có thể dẫn đến nguy cơ sâu răng cao hơn.
Trước đó một nghiên cứu trên trẻ em tại Mỹ và một số quốc gia khác đã cho thấy vitamin D có liên quan đến việc giảm 50% tỷ lệ mắc sâu răng.
Ung thư
Các nhà nghiên cứu cho biết, những người có nồng độ vitamin D trong máu càng thấp càng có nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Cụ thể những chứng bệnh ung thư dễ gặp là ung thư tuyến tiền liệt, dạ dày, thực quản, lạc nội mạc tử cung…
Dễ bị phiền muộn
Kết quả một cuộc nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí Mayo Clinic Proceedings mới đây cho thấy, những người có mức vitamin D trong máu thấp có liên quan đến chứng phiền muộn.
Kết luận được nghiên cứu với sự tham gia của 12.600 người, tuổi từ 20 - 90. Các nhà khoa học đã kiểm tra và đo lường mức vitamin D trong máu của số người tham gia nghiên cứu cũng như đánh giá các triệu chứng phiền muộn ở họ.
Kết quả cho thấy, những người có mức vitamin D trong máu thấp nhất có nhiều khả năng mắc phải các triệu chứng liên quan đến chứng phiền muộn hơn so với những người có mức cao vitamin D trong máu.
Bổ sung vitamin D bằng cách nào?
Ngoài ra trong chế độ ăn uống cũng nên ưu tiên nhóm những thực phẩm như trứng gà, tinh dầu, nấm hương... là nguồn dinh dưỡng giàu vitamin D.
Hình thành thói quen tắm nắng đều đặn, thường xuyên. Thời điểm tắm nắng lý tưởng nhất là từ 7 - 9h sáng. Thời gian tắm khoảng từ 10 – 15 phút vì trong ánh nắng mặt trời có chứa rất nhiều vitamin D.
Tuy nhiên không nên tắm nắng sau 10 giờ sáng để tránh bị cháy nắng, sạm đen thậm chí là tăng nguy cơ ung thư da.
Ngoài ra trong chế độ ăn uống cũng nên ưu tiên nhóm những thực phẩm như trứng gà, tinh dầu, nấm hương... là nguồn dinh dưỡng giàu vitamin D.