VPBank lần thứ 2 liên tiếp nhận giải thưởng quản trị rủi ro danh giá cấp châu lục

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Với hạng mục giải thưởng “Quản trị rủi ro ngân hàng tốt nhất” năm 2021 (The Achievement in Enterprise Risk Management) do tổ chức The Asian Banker trao tặng ngày 03/8/2021, VPBank tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực quản trị rủi ro (QTRR), sánh ngang với các tổ chức tài chính hàng đầu Châu Á.
VPBank lần thứ 2 liên tiếp nhận giải thưởng quản trị rủi ro danh giá cấp châu lục

Trong năm thứ hai tham gia giải thưởng, hệ thống QTRR của VPBank một lần nữa được hội đồng đánh giá độc lập của The Asian Banker công nhận và đánh giá cao khi thích ứng nhanh chóng với tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, từ đó thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược đề ra và duy trì ổn định chất lượng tài sản.

Risk Management Awards là giải thưởng thường niên được The Asian Banker trao tặng cho các tổ chức tài chính tại Châu Á - Thái Bình Dương, Trung Đông, Châu Phi nhằm ghi nhận những thành tựu và sáng tạo tốt nhất trong lĩnh vực QTRR. Việc đánh giá, xếp hạng các hạng mục giải thưởng hoàn toàn dựa trên năng lực, đảm bảo tính trung lập tuyệt đối.

Với bề dày 25 năm, chất lượng và danh tiếng của giải thưởng đã được cộng đồng tài chính quốc tế đánh giá cao, có giá trị và tầm ảnh hưởng với nhiều tổ chức tài chính toàn cầu.

Để đạt được giải thưởng này, trong nhiều năm hoạt động với những bước đi tiên phong, VPBank đã chuẩn bị kỹ lưỡng để duy trì hoạt động kinh doanh ổn định trước bất kỳ biến động nào trên thị trường, cũng như những diễn biến phức tạp của đại dịch.

Dựa trên việc xây dựng dự báo vĩ mô trong giai đoạn 3 năm tiếp theo, VPBank đã linh hoạt điều chỉnh khẩu vị rủi ro, kế hoạch tài chính và thực hiện đánh giá nội bộ mức độ đủ vốn (ICAAP) để phù hợp với các thay đổi về môi trường kinh doanh trong và sau COVID-19.

Nhờ đó, bằng cách áp dụng QTRR theo hành vi đa yếu tố của khách hàng, Ngân hàng đã duy trì thành công hồ sơ rủi ro đủ vốn ở mức an toàn. VPBank cũng đảm bảo duy trì thanh khoản ổn định thông qua tối ưu hóa bảng cân đối, đa dạng hóa các nguồn vốn huy động và thực hiện kiểm tra căng thẳng thanh khoản định kỳ.

Đại diện VPBank cho biết việc phát triển khung QTRR theo thông lệ quốc tế cùng với tiếp tục đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu tại VPBank. Với nền tảng QTRR vững chắc, Ngân hàng cam kết hỗ trợ mạnh mẽ cho khách hàng trong giai đoạn khó khăn hiện nay và kỳ vọng tiếp tục gia tăng niềm tin của các nhà đầu tư.

“Giải thưởng của The Asian Banker 2020 là sự ghi nhận cho những nỗ lực và phối hợp chặt chẽ của toàn hệ thống VPBank trong năm vừa qua, khi “bức tranh” kinh tế toàn cầu liên tục ảm đạm với nhiều “gam màu tối”.

Đây là minh chứng cho năng lực QTRR vượt trội và định hướng đúng đắn của Ban lãnh đạo ngân hàng, đánh dấu bước tiến quan trọng tiếp theo khi đưa VPBank sánh ngang với những TCTC hàng đầu châu lục của Singapore, Trung Quốc, Philippnes…”, vị đại diện này khẳng định.

Hạng mục “Quản trị Rủi ro ngân hàng tốt nhất” (The Achievement in Enterprise Risk Management) tìm kiếm tổ chức tài chính có thành tích nổi trội trong công tác QTRR của mỗi quốc gia, đảm bảo thực hiện thành công những mục tiêu chiến lược trước biến động của nền kinh tế.

Trước đó, vào năm 2020, cũng tại khuôn khổ giải thưởng Risk Management Award, VPBank đã được The Asian Banker vinh danh ở hạng mục“Quản trị rủi ro thanh khoản tốt nhất” (The Achievement in Liquidity Risk Management).

Bằng việc xây dựng khung QTRR tiên tiến theo các thông lệ quốc tế và tích hợp trong quy trình quyết định kinh doanh hàng ngày, VPBank đã đề ra những giải pháp tiên tiến, hiện đại nhất để tăng cường quản lý các trụ cột rủi ro. Cụ thể:

1. Phát triển đội ngũ CNTT & An toàn thông tin (ATTT) trình độ cao và đầu tư vào các giải pháp/ dịch vụ ATTT tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/ IEC 27001:2013 nhằm tạo nền tảng vững chắc cho việc quản lý nguy cơ rủi ro an ninh mạng ngày càng gia tăng.

2. Triển khai nền tảng SNL tự động (tự động theo dõi, cập nhập theo thời gian thực và kiểm soát xếp hạng tín dụng của khách hàng bởi Moody’s, Fitch và S&P Ratings) để chủ động quản lý rủi ro tín dụng và rủi ro đối tác.

3. Phát triển hệ thống cảnh báo sớm - EWS ở cấp độ khách hàng và sản phẩm với phương pháp tiếp cận từ trên xuống và từ dưới lên nhằm sớm phát hiện và khắc phục các vấn đề tín dụng tiềm ẩn.

4. Chủ động xây dựng các giải pháp hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn như cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trực tuyến và hỗ trợ quy trình thanh toán nợ trong bối cảnh giãn cách xã hội (mở tài khoản eKYC, giải ngân, vay tín chấp, tái cơ cấu khoản vay, đa dạng các kênh thanh toán,...)

Đọc thêm