Xây dựng Lạng Giang thành đô thị xanh, trung tâm logistics và cực tăng trưởng kinh tế phía Bắc tỉnh Bắc Giang

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Huyện sẽ phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực và yếu tố con người để đưa huyện Lạng Giang phát triển nhanh hơn, toàn diện và bền vững...Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện thuộc nhóm đầu của tỉnh Bắc Giang.

Thực hiện Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 17/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch số 148/KH-UBND ngày 28/02/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. UBND huyện Lạng Giang đã ban hành Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 30/3/2022 về việc triển khai thực hiện Kế hoạch số 148/KH-UBND ngày 28/2/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đến nay, huyện đã hoàn thiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Lạng Giang đến năm 2030, được UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt tại Quyết định số 292/QĐ-UBND ngày 27/3/2023; hoàn thiện điều chỉnh Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 huyện Lạng Giang, được UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt tại Quyết định số 383/QĐ-UBND ngày 12/4/2023; hoàn thiện điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang đến năm 2040 (tỷ lệ 1/25.000), được UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt tại Quyết định số 940/QĐ-UBND ngày 25/8/2023; hoàn thiện điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Kép, huyện Lạng Giang đến năm 2040 (tỷ lệ 1/5.000), được UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt tại Quyết định số 373/QĐ-UBND ngày 11/4/2023; hoàn thiện điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang đến năm 2040 (tỷ lệ 1/5.000), được UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt tại Quyết định số 419/QĐ-UBND ngày 24/4/2023; Phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng KCN Nghĩa Hưng, huyện Lạng Giang (tỷ lệ 1/500).

UBND huyện Lạng Giang đang tổ chức lập quy hoạch chung xây dựng các xã trên địa bàn; tổ chức lập quy hoạch chi tiết một số khu chức năng huyện như: Khu liên hợp thể thao huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, Khu công viên trung tâm huyện Lạng Giang, Khu trung tâm văn hóa và Vườn bách thảo huyện Lạng Giang, Khu bảo tồn thiên nhiên xã Đào Mỹ huyện Lạng Giang, Khu Hạ tầng kỹ thuật xử lý môi trường huyện Lạng Giang, Khu nghĩa trang tập trung huyện Lạng Giang, Khu du lịch sinh thái Đập Đá Đen, xã Hương Sơn (Nằm trong Khu du lịch Hương Sơn 1.000ha), Khu cảng cạn ICD xã Hương Sơn, Khu cảng thủy nội địa Xuân Hương…

Thu hút đầu tư các dự án KCN Tân Hưng, CCN Tân Hưng, CCN Hương Sơn 2, CCN Đại Lâm 2, CCN Phương Sơn – Đại Lâm, Phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng KCN Nghĩa Hưng...

Từ những kết quả đạt được và huyện Lạng Giang tiếp tục đặt ra mục tiêu, xác định tầm nhìn, định hướng phát triển trọng tâm nên điều chỉnh theo hướng ”Xây dựng huyện Lạng Giang trở thành đô thị xanh, văn hóa đặc sắc, là trung tâm logistics vùng và cực tăng trưởng kinh tế quan trọng phía Bắc của tỉnh Bắc Giang”.

Về phát triển ngành công nghiệp, Lạng Giang phát triển theo hướng công nghiệp sạch, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng, phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế, có giá trị gia tăng cao, tạo tăng trưởng đột phá để chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Tập trung phát triển các ngành: sản xuất linh kiện điện tử, may trang phục, cơ khí, sản xuất, chế biến thực phẩm...

Huyện phấn đấu phát triển thương mại - dịch vụ trở thành ngành chiếm tỷ trọng cao, khai thác được tiềm năng, lợi thế về vị trí nằm trên tuyến Hành lang kinh tế Hà Nội - Lạng Sơn; huyện trở thành trung tâm giao thương, đầu mối giao thông lớn của tỉnh và vùng, là đầu mối trung chuyển hàng hóa chất lượng cao từ cửa khẩu Lạng Sơn đến Hà Nội và các vùng lân cận, từ các tỉnh miền núi phía Bắc về phía biển của tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng và ngược lại và là động lực chính cho phát triển dịch vụ của tỉnh. Thu hút đầu tư xây dựng khu dịch vụ tổng hợp logistics kết hợp cảng cạn ICD xã Hương Sơn. Cải tạo, xây mới chợ, trung tâm thương mại tại thị trấn Vôi, Kép, các xã. Quy hoạch 04 khu trung tâm thương mại dịch vụ hỗn hợp cấp huyện, tổng diện tích 119ha. Ngoài ra phát triển dịch vụ thương mại kết hợp các mô hình du lịch trên địa bàn như: Dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Nghiên cứu xây dựng 01 chợ vùng cao tại xã Hương Sơn, thu hút giao thương đồng bào dân tộc địa phương và người dân huyện Hữu Lũng. Xây dựng khu kinh tế đêm tại xã Xương Lâm.

Phát triển du lịch tâm linh kết hợp làng nghề truyền thống kết hợp mua sắm nông sản. Phối hợp với các tỉnh để xây dựng các tour, cụ thể tuyến Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn - Hà Nội để khai thác giá trị du lịch các di tích, di sản trên địa bàn; xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng sân gofl tại Hương Sơn trở thành khu du lịch cấp tỉnh; phát huy giá trị các không gian du lịch như: Khu bảo tồn thiên nhiên Đào Mỹ, Cây Dã Hương nghìn năm tuổi, Đền cô bé Chí Mìu và đền bà Chúa Then. Tổ chức các tour du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao giải trí gắn với cảnh quan sinh thái hồ, rừng, kết hợp du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái vùng vườn đồi cây ăn quả đặc sản...

Phát triển nông nghiệp: Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, kinh tế tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và tận dụng quỹ đất hợp lý. Nghiên cứu phát triển nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch thân thiện với môi trường. Phát triển ổn định diện tích cây lúa, không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà còn phải nâng cao giá trị gia tăng, nâng cao thu nhập cho nông dân. Bố trí bảo vệ nghiêm ngặt 6.000 ha đất 2 lúa, trong đó 08 vùng sản xuất lúa tập trung trên (diện tích trên 50 ha/vùng), với diện tích 558ha, chiếm 9,2% diện tích sản xuất lúa 2 bảo vệ nghiêm ngặt của huyện.

Quy hoạch phát triển vùng rau tập trung, sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng đưa vào tiêu thụ tại các siêu thị, khu công nghiệp, phục vụ nhu cầu rau sạch, rau an toàn cho vùng. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại, đảm bảo môi trường, từng bước tổ chức lại chăn nuôi theo hướng liên kế và quản lý theo chuỗi sản phẩm khép kín từ chuồng nuôi đến thị trường tiêu thụ. Hình thành và phát triển các trạng trại tập trung, ứng dụng CNC với các sản phẩm có thế mạnh như: Lợn, trâu, bò, dê, gà,...

Cùng với đó, huyện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2030 của huyện Lạng Giang; Phát triển hệ thống đô thị, nông thôn; định hướng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội; định hướng phát triển lĩnh vực xã hội; đề ra phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên...

Đọc thêm