28 tỉnh thành phố ven biển bàn giải pháp nâng cao sinh kế đời sống ngư dân

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cấu trúc lại ngành thủy sản là phù hợp với xu thế cạnh tranh, cân bằng giữa nhu cầu của con người và giữ gìn tài nguyên biển cho thế hệ mai sau. Đó là nội dung cuộc họp theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 28 tỉnh, thành phố ven biển trong cả nước, do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan chủ trì sáng 26/8 tại điểm cầu Quảng Bình.
Cấu trúc lại ngành thủy sản là phù hợp với xu thế cạnh tranh, để phát triển bền vững ngành thủy sản, nâng cao sinh kế cho đời sống ngư dân.
Cấu trúc lại ngành thủy sản là phù hợp với xu thế cạnh tranh, để phát triển bền vững ngành thủy sản, nâng cao sinh kế cho đời sống ngư dân.

Cuộc họp nhằm bàn các giải pháp phát triển bền vững ngành thủy sản hướng tới 3 trụ cột trong kinh tế biển là khai thác, nuôi trồng, bảo tồn; thực hiện đồng bộ các giải pháp, quyết liệt chống khai thác IUU, sớm gỡ thẻ vàng của EC với mục tiêu giữ gìn trữ lượng và tính đa dạng sinh học trên các vùng biển hiện có.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã dành nhiều thời gian trao đổi, bàn các giải pháp để chuyển đổi nghề nghiệp, nâng cao sinh kế cho đời sống cho ngư dân. Chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản theo hướng giảm sản lượng đánh bắt, tăng sản lượng nuôi, trồng trên biển nhưng vẫn đảm bảo xuất khẩu tăng trưởng giá trị hàng năm.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan chủ trì hội nghị tại điểm cầu Quảng Bình.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan chủ trì hội nghị tại điểm cầu Quảng Bình.

Cuộc họp cũng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phát triển các khu bảo tồn biển nhằm mang lại giá trị kinh tế, giúp giảm thiểu vấn đề khai thác kiểu tận diệt. Cấu trúc lại ngành thủy sản phù hợp với xu thế cạnh tranh; cân bằng giữa nhu cầu của con người và giữ gìn tài nguyên biển, phát triển bền vững, giữ gìn tài nguyên biển cho thế hệ mai sau.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Quang Hùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Bộ NN&PTNT đặt vấn đề về việc thành lập Kiểm ngư địa phương. Ông cho biết: Hiện đã có 15 tỉnh, thành lập lực lượng Kiểm ngư địa phương, với 2 mô hình; Phòng Kiểm ngư, thuộc Chi cục Thủy sản và Chi cục Kiểm ngư trực thuộc Sở NN&PTNT. Kiểm ngư địa phương có trách nhiệm tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính ở các vùng biển gần bờ, hỗ trợ ngư dân phát triển nghề cá.

"Tuy nhiên, việc thành lập Kiểm ngư địa phương vẫn còn vướng mắc về biên chế và thiếu thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính," ông Hùng nói.

“Hoàn toàn có thể làm được để triển khai chiến lược phát triển ngành thủy sản bền vững khi đã có luật, nghị định, thông tư hướng dẫn rất chi tiết về nuôi trồng, khai thác, bảo vệ nguồn lợi, đồng quản lý, quy định về cảng cá như thế nào. Đề nghị các địa phương sớm kiện toàn và thành lập Kiểm ngư địa phương, tuần tra, kiểm tra kiểm soát và xử lý các vi phạm hành chính.” Ông Hùng cho biết.

Đại diện lãnh đạo Cục Kiểm ngư trao đổi về các giải pháp phát triển thủy sản bền vững.

Đại diện lãnh đạo Cục Kiểm ngư trao đổi về các giải pháp phát triển thủy sản bền vững.

Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, chống khai thác IUU không chỉ quan tâm đến việc xây dựng thể chế tốt mà cần quan tâm đến ý thức hành động của ngư dân. Đây cũng là hành động để hướng tới để tháo gỡ thẻ vàng EC, hướng tới phát triển ngành kinh tế thủy sản bền vững.

Muốn phát triển ngành thủy sản bền vững hay không thì phải quan tâm tới yếu tố con người, trong đó cần chuyển đổi nghề khai thác trên biển phù hợp, đa ngành, đa dạng, giá trị cao. Những kế hoạch hành động trong chuyển đổi nghề phải từ cơ sở, từ mỗi ngư dân, tìm được tiếng nói chung giữa nhà nước và người dân, nhất là hướng đến thứ ngư dân cần.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan: “Việc cấu trúc lại ngành thủy sản chuyển từ khai thác tài nguyên thiếu bền vững sang phát triển kinh tế thủy sản bền vững. Cân bằng giữa khai thác, nuôi trồng, bảo tồn dựa trên xây dựng hệ sinh thái ngành hàng gồm có quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và cộng đồng ngư dân” là phù hợp với đặc điểm, tình hình của các địa phương để phát triển bền vững ngành thủy sản, nâng cao sinh kế cho đời sống ngư dân."

Đọc thêm