54 dân tộc trong lòng thành phố

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Muốn tìm hiểu về văn hóa tộc người ở Việt Nam, du khách không nhất thiết phải đi hết chiều dài dải đất hình chữ S. Ngay trong lòng Thủ đô Hà Nội, đã có một không gian lưu giữ những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc của 54 dân tộc anh em.
54 dân tộc phân chia theo ngữ hệ tại không gian trưng bày các dân tộc Việt Nam
54 dân tộc phân chia theo ngữ hệ tại không gian trưng bày các dân tộc Việt Nam

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là địa điểm lưu trữ, tái hiện lại các đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa của các dân tộc hiện đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Với một diện tích tương đối lớn trong phạm vi thành phố, nơi đây vẫn đang tiếp tục công cuộc bảo tồn, quảng bá những nét riêng biệt xuyên suốt chiều dài lịch sử của 54 tộc người.

Không gian trưng bày các dân tộc Việt Nam tại Bảo tàng Dân tộc học

Không gian trưng bày các dân tộc Việt Nam tại Bảo tàng Dân tộc học

Không gian các dân tộc Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm của Bảo tàng. Tại đây, hiện vật được trưng bày sẽ đặc trưng cho văn hóa lao động – giải trí, phong tục tập quán từng tộc người. Theo đó, ở Việt Nam đang có sự hiện diện của các dân tộc thuộc năm ngữ hệ: Nam Đảo, Thái – Kadai, Nam Á, Hmông – Dao và ngữ hệ Hán – Tạng, những tộc người thuộc cùng một ngữ hệ sẽ được đặt cạnh nhau.

Không gian trưng bày loại hình nghệ thuật múa rối nước đặc trưng của người Việt

Không gian trưng bày loại hình nghệ thuật múa rối nước đặc trưng của người Việt

Xe chở đó - dụng cụ bắt cá phổ biến tại nông thôn đồng bằng Bắc Bộ xưa trong không gian trưng bày của người Việt

Xe chở đó - dụng cụ bắt cá phổ biến tại nông thôn đồng bằng Bắc Bộ xưa trong không gian trưng bày của người Việt

Đám ma Mường với sự xuất hiện của mo Mường trong không gian trưng bày của ngữ hệ Việt - Mường

Đám ma Mường với sự xuất hiện của mo Mường trong không gian trưng bày của ngữ hệ Việt - Mường

Thực hành then của người Tày trong không gian trưng bày của ngữ hệ Thái - Kađai

Thực hành then của người Tày trong không gian trưng bày của ngữ hệ Thái - Kađai

Người HMông dệt vải trong không gian trưng bày thuộc ngữ hệ HMông - Dao
Người HMông dệt vải trong không gian trưng bày thuộc ngữ hệ HMông - Dao
Một góc không gian trưng bày đặc trưng cho văn hóa các tộc người thuộc ngữ hệ Môn - Khơme (Trường Sơn - Tây Nguyên)

Một góc không gian trưng bày đặc trưng cho văn hóa các tộc người thuộc ngữ hệ Môn - Khơme (Trường Sơn - Tây Nguyên)

Đồ gốm của người Chăm trong không gian trưng bày văn hóa thuộc ngữ hệ Nam Đảo

Đồ gốm của người Chăm trong không gian trưng bày văn hóa thuộc ngữ hệ Nam Đảo

Bảng thông tin về dân tộc Hoa thuộc ngữ hệ Hán - Tạng

Bảng thông tin về dân tộc Hoa thuộc ngữ hệ Hán - Tạng

Không gian trưng bày bên ngoài của Bảo tàng là sự tái hiện đặc điểm sinh hoạt, cư trú thông qua mô hình nhà ở của một số tộc người nổi bật, đại diện cho từng nhóm người đến từ những khu vực khác nhau của Việt Nam. Điều đặc biệt của những ngôi nhà tại khuôn viên Bảo tàng Dân tộc học nằm ở việc chúng được phục dựng chính xác từ một nguyên mẫu ngoài đời thật, bởi bàn tay của những người bản địa, theo cách làm “nguyên bản” của tộc người mà họ thuộc về.

Thủy đình - không gian tổ chức múa rối nước tại nông thôn đồng bằng Bắc Bộ xưa được tái hiện lại trong khuôn viên Bảo tàng Dân tộc học

Thủy đình - không gian tổ chức múa rối nước tại nông thôn đồng bằng Bắc Bộ xưa được tái hiện lại trong khuôn viên Bảo tàng Dân tộc học

Một phần nhà của người Việt, công trình được phục dựng từ nguyên mẫu nhà bà Cố Hợi, một gia đình khá giả sống tại Thanh Hóa vào nửa đầu thế kỷ 20

Một phần nhà của người Việt, công trình được phục dựng từ nguyên mẫu nhà bà Cố Hợi, một gia đình khá giả sống tại Thanh Hóa vào nửa đầu thế kỷ 20

Chuồng trâu là một phần trong kiến trúc nhà ở của người Việt xưa. Ụ rơm, chum nước cũng là những vật chất gắn liền với cuộc sống của họ.

Chuồng trâu là một phần trong kiến trúc nhà ở của người Việt xưa. Ụ rơm, chum nước cũng là những vật chất gắn liền với cuộc sống của họ.

Nhà rông của người Bana được phục dựng tại bảo tàng với đặc trưng mái cao và cầu thang dài

Nhà rông của người Bana được phục dựng tại bảo tàng với đặc trưng mái cao và cầu thang dài

Nhà mồ Giarai do 5 người đàn ông Giarai Aráp ở tỉnh Gia Lai dựng năm 1998. Ngôi nhà mồ này có thể chôn khoảng 30 người chết.

Nhà mồ Giarai do 5 người đàn ông Giarai Aráp ở tỉnh Gia Lai dựng năm 1998. Ngôi nhà mồ này có thể chôn khoảng 30 người chết.

Nhà của người Dao Ho với kiểu nền nửa sàn nửa đất thích ứng với các sườn núi dốc. Ngôi nhà do ông Bàn Văn Sấm và 7 người Dao khác ở tỉnh Lào Cai làm theo mẫu nhà của ông Sấm.

Nhà của người Dao Ho với kiểu nền nửa sàn nửa đất thích ứng với các sườn núi dốc. Ngôi nhà do ông Bàn Văn Sấm và 7 người Dao khác ở tỉnh Lào Cai làm theo mẫu nhà của ông Sấm.

Cối giã gạo dùng sức nước của các gia đình người Dao trước đây cũng được phục dựng chân thực. Khi nước đầy máng, đầu chày còn lại sẽ tự đập xuống cối, giã thóc thành gạo

Một góc bên trong không gian nhà người Tày. Nguyên mẫu của ngôi nhà là nhà của ông Đào Thế Diện thuộc bản Thẩm Rộc (Định Hóa, Thái Nguyên). Ngôi nhà tại Bảo tàng được xây dựng bởi 12 người Tày cũng đến từ bản chỉ trong vòng 2 tuần.

Một góc bên trong không gian nhà người Tày. Nguyên mẫu của ngôi nhà là nhà của ông Đào Thế Diện thuộc bản Thẩm Rộc (Định Hóa, Thái Nguyên). Ngôi nhà tại Bảo tàng được xây dựng bởi 12 người Tày cũng đến từ bản chỉ trong vòng 2 tuần.

Từng chi tiết trong ngôi nhà đều được chạm, khắc tinh tế
Từng chi tiết trong ngôi nhà đều được chạm, khắc tinh tế

Đến với Bảo tàng Dân tộc học, du khách có thể tự mình tìm hiểu và khám phá những nét cơ bản nhất về tộc người ở Việt Nam. Đi kèm với những hiện vật được trưng bày, những công trình kiến trúc – nhà ở được phục dựng - luôn là những sơ đồ chỉ dẫn để định hình vị trí cũng như những bản tóm lược thông tin ngắn gọn, súc tích bằng ba thứ tiếng: tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp. Bởi vậy, ngay trong lòng Thủ đô Hà Nội, mọi người cũng có cơ hội để hiểu thêm về các tộc người thông qua những hiện vật, những mô hình trực quan và vô cùng sinh động.

Bên cạnh sứ mệnh chính yếu trong công cuộc giữ gìn và bảo tồn văn hóa tộc người ở Việt Nam, Bảo tàng cũng đang từng bước hội nhập thế giới với những phòng trưng bày về tộc người ở khu vực Đông Nam Á và rộng hơn là ở các châu lục.