Đề án ngoại ngữ quốc gia có tổng kinh phí gần 9.400 tỷ đồng với kì vọng tới năm 2020, thanh niên Việt Nam sẽ có thể giao tiếp bằng nhiều ngôn ngữ và văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, hiện cái khó nhất vẫn là giáo viên và cơ sở vật chất vừa thiếu lại vừa yếu…
|
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển. |
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển, sau 4 năm triển khai, khó khăn lớn nhất của đề án là thiếu giáo viên có chất lượng. Giáo viên ngoại ngữ bậc tiểu học xuất phát từ những nguồn khác nhau, ngoài việc yếu về ngôn ngữ họ còn thiếu phương pháp dạy học. Thêm vào đó, họ lại có thói quen dạy coi trọng ngữ pháp, mà theo đề án thì phải dạy theo hướng giao tiếp, coi trọng 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết. Khó khăn nữa là về thiết bị dạy học, cơ sở vật chất và chỉ khoảng 50% trẻ tiểu học được học 2 buổi một ngày, trong khi để thực hiện đề án thì phải học 2 buổi một ngày.
Khi đề án triển khai rộng trên cả nước, bài toán giáo viên có chất lượng sẽ được giải quyết như thế nào?
Khi đề án được phê duyệt, quy mô triển khai rất lớn, nhưng bắt đầu triển khai Bộ nhận thấy năng lực của giáo viên còn hạn chế rất nhiều. Giáo viên lại là yếu tố quyết định nhất đến chất lượng dạy học nên phải điều chỉnh đề án theo phương châm coi trọng chất lượng, không vì mức độ mở rộng mà hạ thấp.
Đa số Giáo viên tiếng Anh chưa đạt chuẩn Được triển khai từ năm 2008, Đề án có mục đích sẽ giúp đa số thanh niên tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hoá. Trong hội nghị triển khai đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân mới đây, nhiều giám đốc Sở đã nhận định đa số giáo viên tiếng Anh chưa đạt chuẩn, nói tiếng Anh bằng giọng Việt hay còn kém chuẩn 3, 4 bậc. |
Đây cũng là kinh nghiệm từ các nước trên thế giới, nơi nào giải quyết được vấn đề giáo viên thì mới thành công. Chúng ta chủ trương nơi nào đủ điều kiện mới cho triển khai đề án, nơi nào chưa đủ thì tích cực chuẩn bị. Cụ thể, với khối tiểu học để thực hiện được thì học sinh phải học 2 buổi một ngày, giáo viên phải đạt trình độ ít nhất là B1 (mức độ thứ 3 - là thông lệ chung của thế giới).
Bộ GD&ĐT đang xây dựng 8 trung tâm dạy ngoại ngữ cho 8 vùng trên cả nước. Đó là những trường đại học, cao đẳng bồi dưỡng chất lượng giáo viên. Lớp bồi dưỡng chỉ tập trung giáo viên trong 1-2 tuần để hướng dẫn phương pháp tự học. Bộ cũng đang xây dựng trang web chung, miễn phí để giáo viên có thể vào học tập.
Trước những khó khăn về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất, ông nhận định thế nào về khả năng hoàn thành mục tiêu của đề án?
Chúng ta sẽ cố gắng giải quyết các khó khăn chủ yếu trong giai đoạn đầu, từ nay đến năm 2015. Sau đó, khi các điều kiện đã được chuẩn bị đầy đủ thì sẽ tăng tốc về chất lượng, phạm vi đề án. Vì vậy, chúng ta có thể cơ bản đạt được các mục tiêu của đề án đã được phê duyệt, mặc dù cũng có thể phải điều chỉnh một số tiêu chí vì cái quan trọng nhất là đảm bảo chất lượng.
Ông đánh giá thế nào về vai trò của đại sứ quán và các tổ chức quốc tế trong việc triển khai đề án này?
Thời gian qua chúng ta đã có được sự hỗ trợ của các Đại sứ quán Anh, Mỹ, Nhật... và các tổ chức quốc tế. Các đại sứ quán và tổ chức quốc tế sẽ hỗ trợ các điều kiện như giáo viên, biên soạn sách giáo khoa, phương pháp dạy học.
Uyên Na