Azerbaijan tăng trưởng nhanh từ dầu khí

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Azerbaijan có nền kinh tế rất năng động, chủ yếu nhờ dầu khí, và GDP nước này tăng vọt 34,5% để đạt tới 20,6 tỷ USD trong năm 2006, biến nước này thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong hai năm liên tục.
Thủ đô Baku (Azerbaijan). Ảnh: coe.int
Thủ đô Baku (Azerbaijan). Ảnh: coe.int

Tổng thống Ilham Aliyev là vị kiến trúc sư trưởng đã tạo nên nhiều bước tiến vượt bậc trong nền kinh tế Azerbaijan, phát triển ngành dầu mỏ đã đạt tăng trưởng trong thập kỷ qua là 10,4%, hiện nay Azerbaijan đang tập trung vào việc đa dạng hóa các dòng vốn đầu tư.

Nếu trong thập niên 1990, phần lớn số vốn được đầu tư vào dầu khí, thì hiện nay, Baku đang hướng đến phát triển du lịch, công nghệ cao và xây dựng các khu công nghiệp. Từ năm 2003, tăng trưởng kinh tế của Azerbaijan đạt 5,4%, thu nhập người dân tăng 7,6%.

Theo Tổng thống Ilham Aliyev, trong 9 tháng đầu năm 2013, tổng vốn đầu tư vào nền kinh tế Azerbaijan đạt 17,7 tỷ USD, trong đó 7,2 tỷ USD là vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2020 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Azerbaijan là 42,61 tỷ USD theo số liệu từ Ngân hàng thế giới.

Tổng thống Ilham Aliyev. Ảnh: Văn phòng Tổng thống Azerbaijan/Hãng thông tấn Anadolu

Tổng thống Ilham Aliyev. Ảnh: Văn phòng Tổng thống Azerbaijan/Hãng thông tấn Anadolu

Hiện nay, hầu hết dầu thô khai thác tại thềm lục địa biển Caspi của Azerbaijan được xuất khẩu thông qua đường ống dẫn dầu Baku-Tbilisi (BTC). Đường ống BTC xuất khẩu chủ yếu dầu từ nhóm mỏ Azeri-Chirag-Gunashli (ACG) và condensate từ mỏ Shah Deniz. Hệ thống đường ống dẫn dầu BTC đã giúp cho thu nhập từ ngành khái thác dầu khí của Azerbaijan có hơn 50 tỉ USD mỗi năm.

Chưa đến 10 triệu dân, mà có 50 tỉ USD từ đầu khí, điều đó dễ hiểu là mức sống của người dân Azerbaijan cao đến mức nào. Xuất khẩu dầu khí vẫn là nguồn thu chính cho ngân sách của Azerbaijan bất chấp sự sụt giảm sản lượng khai thác sau năm 2010. Dầu của Azerbaijan cũng được xuất khẩu thông qua đường ống Baku - Tbilisi - Suspa (BTS) ra Biển Đen.

BTS có công suất lắp đặt 140.000 thùng/ngày và đi vào hoạt động từ năm 1999. Theo số liệu của Bộ Năng lượng Azerbaijan, sản lượng dầu thô Azerbaijan đến cảng Suspa để xuất khẩu năm 2019 đạt 3,75 triệu tấn (72.000 thùng/ngày).

Từ thời điểm giành độc lập cho đến tháng 9/2020, Azerbaijan đã xuất khẩu 579 triệu tấn dầu, trong đó 417 triệu tấn được vận chuyển qua đường ống BTC, 162 triệu tấn qua đường ống BTS, phần còn lại qua đường ống Baku-Novorossiysk và đường sắt.

Năm 2019, nguồn thu xuất khẩu dầu mỏ của Azerbaijan đạt 14,4 tỷ USD. Cùng với khai thác dầu thô, sản lượng khí đốt thiên nhiên của Azerbaijan có xu hướng tăng. sản lượng khí đốt ra thị trường năm 2019 đã tăng 27,8% so với năm 2018, đạt 19,93 tỷ m3. Trong đó, Azerbaijan xuất khẩu 12,2 tỷ m3, thu về 2,5 tỷ USD. Khí đốt thiên nhiên được xuất khẩu qua đường ống dẫn khí Nam Kavkaz tới Gruzia và đích đến là Thổ Nhĩ Kỳ.

Xa hơn nữa, tiếp nối đường ống dẫn khí Nam Kavkaz là TANAP (Trans Anatolian Pipeline) từ Erzurum đến biên giới với Hy Lạp. Hai đường ống nói trên cộng với đường ống TAP (xuyên biển Adriatic từ biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp đến Italia tạo thành Hành lang khí đốt phía Nam (SGC) với tổng chi phí xây dựng hơn 45 tỷ USD.

Một trạm bơm khí của Dự án Trans Anatolian Nature Gas Pipeline (TANAP). Ảnh: dailysabah

Một trạm bơm khí của Dự án Trans Anatolian Nature Gas Pipeline (TANAP). Ảnh:

dailysabah

Azerbaijan có kế hoạch xuất khẩu 16 tỷ m3 khí đốt mỗi năm thông qua SGC, trong đó 6 tỷ m3 đến Thổ Nhĩ Kỳ và 10 tỷ m3 đến thị trường Nam châu Âu. Mặc dù thực tế SGC chỉ có khả năng đáp ứng khoảng 3% nhu cầu nhập khẩu khí đốt của EU nhưng dự án này nhận được sự hỗ trợ hoàn toàn của EU và Mỹ vì đây được coi là một giải pháp thay thế nguồn cung khí đốt của Nga. Hiện SGC cung cấp khí đốt cho Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia tiêu thụ khí đốt chính của Azerbaijan, Gruzia và Ukraine.

Cùng với xây dựng đường ống dẫn dầu, nhiều hệ thống đường sắt cao tốc, đường bộ, cầu nối và đường hầm xuyên biển đã được nâng cấp và xây mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Mới đây, ông Rashad Nabiyev, Bộ trưởng Giao thông, Truyền thông và Công nghệ cao Azerbaijan cho biết: 80% hộ gia đình thành thị của nước này đã kết nối Internet băng rộng, năm 2021, Chính phủ Azerbaijan đã triển khai 10 dự án ở khu vực nông thôn, kết nối được 150 nghìn hộ gia đình nông thôn với Internet.

Chính phủ đã có các chính sách thúc đẩy quan hệ đối tác công tư, khuyến khích các công ty tham gia đầu tư vào mạng lưới để kết nối các vùng sâu, vùng xa. Do đó, người dân tại đây được kết nối Internet với giá cả phải chăng. Về chính sách xã hội, trong 9 tháng vừa qua, Azerbaijan cũng đã nhiều lần tăng lương và lương hưu, tạo 1,2 triệu việc làm mới, duy trì mức thất nghiệp dưới 5%, tỷ lệ đói nghèo 6%.

Việt Nam và Azerbaijan có mối quan hệ hữu nghị truyền thống, gắn bó lâu đời, quan hệ ngoại giao giữa hai nước chính thức được thiết lập ngày 23/9/1992, song trên thực tế, mối quan hệ này đã có từ cách đây gần 70 năm.

Chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Azerbaijan năm 1959 và chuyến thăm Việt Nam năm 1983 của Tổng thống Azerbaijan Heydar Aliyev lúc đó với tư cách Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô là những sự kiện ngoại giao đặt nền móng cho quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước, nhất là quan hệ hợp tác trong lĩnh vực dầu khí, giúp Việt Nam phát triển mạnh mẽ ngành dầu khí.

Trong nhiều năm qua, Trường ĐH Dầu hóa Azerbaijan đã là cái nôi đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật cho ngành Dầu khí Việt Nam. Từ năm 1981, nhiều chuyên gia dầu khí của Azerbaijan đã sang Việt Nam, giúp đỡ chúng ta xây dựng và phát triển việc thăm dò, khai thác.

Trải qua gần 30 năm kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Azerbaijan đã cùng nhau đạt được nhiều thành tựu đáng mừng trong các lĩnh vực hợp tác như chính trị, năng lượng, giáo dục, du lịch, kinh tế - thương mại, khoa học - kỹ thuật. Hai nước đang phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều lên 1 tỷ USD vào những năm tới, với việc thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, giáo dục, du lịch…

Đọc thêm