Bác bồi thường vụ“chuyến bay bí mật"

Maher Arar, người Canada gốc Syria, hôm 14/6 đã mất cơ hội cuối cùng để được xin lỗi và bồi thường từ phía Mỹ, mặc dù chính Mỹ đã thực hiện những chuyến bay bí mật để chuyển Maher Arar tới Syria năm 2009 và tra tấn ông tại nước này.

Maher Arar, người Canada gốc Syria, hôm 14/6 đã mất cơ hội cuối cùng để được xin lỗi và bồi thường từ phía Mỹ, mặc dù chính Mỹ đã thực hiện những chuyến bay bí mật để chuyển Maher Arar tới Syria năm 2009 và tra tấn ông tại nước này.

Maher Arar cùng các con ...


Là kỹ sư tin học gốc Syria, Maher Arar đã bị cảnh sát Mỹ bắt giữ hồi tháng 9/2002 tại sân bay New York dựa trên cơ sở thông tin có được từ cảnh cát Canada.

Theo cảnh sát Canada, Arar bị tình nghi là một “phần tử nguy hiểm”. Sau đó, Arar đã được đưa tới Syria, rồi bị giam giữ và thẩm vấn trong một năm trời bằng các biện pháp tra tấn, nhân chứng của Arar cho biết.

Một ủy ban điều tra của Canada đã hoạt động tích cực nhằm đưa ra ánh sáng một loạt các sự kiện và đặc biệt là làm rõ câu chuyện Arar được đưa tới Syria chứ không phải Canada.

Năm 2006, ủy ban này đã minh oan cho Arar trước cáo buộc là kẻ khủng bố. Tháng 1/2007, Arar đã nhận được lời xin lỗi công khai của Chính phủ Stephen Harper và 10 triệu USD tiền bồi thường thiệt hại vì Chính phủ này đã cung cấp những thông tin sai cho chính quyền Mỹ.

8 tháng sau đó, Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice đã thừa nhận trước Quốc hội rằng, “vụ việc này đã không được xử lý tốt”.

Tuy nhiên, cho tới ngày 14/6 vừa qua, Maher Arar đã mất tia hy vọng cuối cùng nhận được lời xin lỗi và bồi thường từ phía Chính phủ Mỹ. Tòa án Tối cao nước Mỹ đã đặt dấu chấm hết cho đơn kiện khi bác đơn của Arar.

... và vợ của mình hôm 14/1/2004 tại Ontario, sau khi được trả tự do từ Syria.

Động thái này của Tòa án Tối cao Mỹ cho thấy, những vụ kiện tương tự sắp được đưa ra xét xử tại các tòa án Mỹ có ít hy vọng chiến thắng.

Nguyên tắc “chuyển giao đặc biệt”, từng được chính quyền Bush sử dụng sau ngày 11/9, là gửi những người bị tình nghi là tội phạm khủng bố ra nước ngoài trên những “chuyến bay bí mật” để bắt họ phải chịu đựng những cuộc thẩm vấn bạo lực ngoài thẩm quyền của tòa án Mỹ.

Một nạn nhân điển hình khác từng được đưa lên những chuyến bay này là Binyam Mohammed, người bị bắt giữ tại Pakistan và được chuyển tới Maroc, nơi nhân vật này phải chịu đựng những cuộc thẩm vấn bạo lực. Vụ việc này đã được Binyam Mohammed kiện ra tòa án nước Anh.

Quyết định hôm nay (của Tòa án Tối cao Mỹ) tước đi của tôi mọi hy vọng đối với hệ thống tư pháp Mỹ, trong khi đây là vấn đề “an ninh quốc gia”, hệ thống tư pháp lựa chọn cách bỏ đi nguyên tắc thiêng liêng – nguyên tắc đảm bảo không một ai đứng trên pháp luật”, Arar tỏ ra tiếc nuối.

Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama thì khuyến nghị cấp tòa cao nhất của nước Mỹ không thụ lý vụ kiện này.

Được biết, trong đơn kiện, Maher Arar đề nghị Tòa án xác nhận trách nhiệm của Bộ trưởng Tư pháp hồi đó là John Ashcroff và Cục trưởng Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Robert Muller, đồng thời đòi được bồi thường.

Nhưng ba lần, Tòa án đều trả lời như nhau và nói rằng những vấn đề này thuộc lĩnh vực chính trị, thuộc thẩm quyền của Nhà Trắng và Quốc hội.

Luật sư của Arar là David Cole tuyên bố, quyết định của tòa án nhấn mạnh trách nhiệm đạo đức của Tổng thống Obama và Quốc hội, làm thế nào để bù đắp cho ông Arar những gì ông này đã phải chịu đựng.

Về phần mình, tỏ ra “thất vọng” về quyết định của Tòa án Tối cao, Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Patrick Leahy cho rằng, vụ việc của ông Arar “làm vấy bẩn phần đóng góp” của Mỹ trong khi Mỹ luôn rao giảng là “người đi đầu trong bảo vệ nhân quyền trên thế giới”.

Sau các vụ tấn công ngày 11/9/2001, Mỹ bị chỉ trích đã đưa nhiều tù nhân chính trị trên những “chuyến bay bí mật” tới Syria để tra tấn./.

Quang Minh (Theo AFP)