Theo chính sách mới, tất cả các bài viết học thuật về Covid-19 sẽ phải được kiểm tra thêm trước khi được nộp để xuất bản. Các nghiên cứu về nguồn gốc của virus sẽ nhận được thêm sự giám sát và phải được các quan chức chính phủ trung ương chấp thuận.
Sự xem xét kỹ lưỡng này dường như là nỗ lực mới nhất của chính phủ Trung Quốc trong việc kiểm soát tường thuật về nguồn gốc của đại dịch virus corona.
Trước đó, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã công bố một loạt các nghiên cứu về Covid-19 trên các tạp chí y tế quốc tế có sức ảnh hưởng. Một số phát hiện sớm, chẳng hạn như trường hợp lây nhiễm từ người sang người lần đầu tiên xuất hiện, đã khiến nhiều người đặt ra câu hỏi có đúng là nguồn tin xác thực hay không. Điều này đã gây nên nhiều tranh cãi trên phương tiện truyền thông xã hội
Đó chính là lý do nhà chức trách Trung Quốc siết chặt hơn việc công bố các nghiên cứu về Covid-19. Nhưng một số nhà nghiên cứu lại cho rằng động thái này là một sự điều "đáng lo ngại" có thể sẽ cản trở nhiều nghiên cứu khoa học quan trọng.
|
Các kỹ thuật viên đang kiểm tra các mẫu virus corona tại một phòng thí nghiệm ở Hành Dương thuộc tỉnh Hồ Nam - Trung Quốc. |
Theo chỉ thị của Ban Khoa học - công nghệ thuộc Bộ Giáo dục, "các tài liệu học thuật về truy tìm nguồn gốc của virus phải được quản lý chặt chẽ".
Đầu tiên, các tài liệu nghiên cứu này phải được ủy ban học thuật tại các trường đại học kiểm duyệt. Sau đó mới chuyển đến bộ phận Khoa học và công nghệ của Bộ Giáo dục và cuối cùng là gửi đến một nhóm đặc nhiệm thuộc Hội đồng Nhà nước để kiểm tra. Chỉ sau khi các trường đại học nhận được phản hồi từ lực lượng đặc nhiệm, các bài thông tin mới có thể được gửi đến các báo và tạp chí.
Chỉ thị mới này đã được đưa ra vài ngày trước, và chỉ riêng các nghiên cứu về Covid-19 mới phải kiểm tra bổ sung như vậy.