Tham dự khai giảng có Đồng chí Nguyễn Thị Minh Phương - Phó Cục trưởng Cục quản lý xử lý vi phạm hành chính (Bộ Tư pháp); đồng chí Vưu Nghị Bình - Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu,…và hơn 220 đại biểu là cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp tham mưu công tác xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật tại các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; đại diện Công an các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, lớp bồi dưỡng nghiệp vụ theo dõi thi hành pháp luật và thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong thời gian trong 2 ngày. Việc tổ chức lớp bồi dưỡng này là yêu cầu hết sức cần thiết, nhằm giúp các học viên có được những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và nắm vững các quy định trong công tác theo dõi thi hành pháp luật và thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Đây là những nội dung hết sức quan trọng, rất bổ ích và thiết thực.
|
Phát biểu khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, đồng chí Vưu Nghị Bình - Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu, cho rằng: Công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong thời gian qua đã được lãnh đạo các cấp, của ngành trên địa bản tỉnh Bạc Liêu đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện, các cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thường xuyên tiến hành kiểm tra, thanh tra, xử lý các hành vị vị phạm thuộc phạm vi chức năng quản lý, góp phần đảm bảo trật tự xã hội, tăng cường kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước.
Do đó, công tác xử lý vi phạm hành chính là nhiệm vụ rất quan trọng, trực tiếp tác động và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của mọi tổ chức, cá nhân trong sinh hoạt, hoạt động sản xuất - kinh doanh, nên việc áp dụng đúng pháp luật và thi hành nghiêm túc pháp luật về vi phạm hành chính sẽ góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống của Nhân dân ở địa phương.
|
Có thể nói, trong những năm qua công tác thi hành pháp luật và thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu ngày càng tiến bộ đã đạt được những kết quả quan trọng như: Công tác xây dựng, ban hành quy phạm pháp luật quy định chi tiết nội dung theo thẩm quyền được thực hiện nghiêm túc; nội dung các văn bản được ban hành phù hợp với quy định của cấp trên và điều kiện thực tiễn địa phương; Cơ quan, người có thẩm quyền đều tuân thủ đầy đủ về trình tự, thủ tục xử lý vi phạm hành chính.
Để đảm bảo lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đạt được kết quả cao, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu Vưu Nghị Bình đề nghị các đồng chí đại biểu cần sắp xếp thời gian tham dự đầy đủ, nghiêm túc về giờ giấc, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung lắng nghe và tiếp thu các nội dung mà báo cáo viên của Bộ Tư pháp trình bày; tham gia thảo luận, nếu những thắc mắc, nhưng vấn đề cần làm rõ để được giải đáp. Ông Vưu Nghị Bình cũng mong rằng từ những kiến thức được lĩnh hội, cập nhật qua lớp bồi dưỡng này, các đồng chí sẽ nghiên cứu, áp dụng và vận dụng sáng tạo trong quá trình triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực công tác theo dõi thi hành pháp luật và thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, đảm bảo tính thượng tôn pháp luật.
Đồng chí Nguyễn Thị Minh Phương - Phó Cục trưởng Cục quản lý xử lý vi phạm hành chính (Bộ Tư pháp), cho biết: Công tác theo dõi thi hành pháp luật là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đã được Hiến pháp năm 2013 xác định rõ, mục đích của công tác này nhằm đảm bảo trật tự, kỷ cương trong hoạt động quản lý hình chính nhà nước, đảm bảo các quy định của pháp luật phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, đồng bộ, kịp thời, góp phần phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ pháp chế và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Trong thời gian qua, các Cơ quan Trung ương và địa phương đã ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện chức năng quản lý nhà nước nhằm điều chỉnh toàn diện tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Để các văn bản quy phạm pháp luật được thực thi và thực sự đi vào cuộc sống, phát huy hiệu lực hiệu quả đòi hỏi các cơ quan, người có thẩm quyền phải tổ chức thi hành kịp thời, đầy đủ, nghiêm túc nhằm góp phần đảm bảo trật tự xã hội, đảm bảo tính kỷ cương pháp luật và nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Đồng thời, thông qua công tác theo dõi thi hành pháp luật để nhận định, xem xét đánh giá tính khả thi và chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành; thấy được những hạn chế, khiếm khuyết trong xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, tình hình tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tố chức, cá nhân để kịp thời kiến nghị đến cơ quan, người có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những quy định trâu thuẫn, chồng chéo, không cản phù hợp với thực tiễn, thiếu tính khả thi nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Bên cạnh đó, cần kịp thời bổ sung, trang bị kiến thức, kỹ năng để khắc phục có hiệu quả những hạn chế, yếu kém, nâng cao trình độ nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức, người có thẩm quyền làm công tác này nhằm đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ công tác theo dõi thi hành pháp luật và thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành ngày càng tốt hơn, các quy định pháp luật trên lĩnh vực này được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo tính thượng tôn pháp luật; đồng thời, phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác này, đảm bảo các hoạt động được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới .