Bạc Liêu: Triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống cháy nổ

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Xác định tầm quan trọng về công tác phòng, chống cháy, nổ trên địa bàn tỉnh, Công an Bạc Liêu vừa phối hợp các Sở, ngành đã triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân. Qua đó, góp phần bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản, giữ vững ổn định tình hình an ninh, trật tự, mang lại bình yên và cuộc sống cho Nhân dân.
Lực lượng chức năng phát tờ rơi tuyên truyền các quy định của pháp luật về PCCC cho người dân và cơ sở kinh doanh.

Lực lượng chức năng phát tờ rơi tuyên truyền các quy định của pháp luật về PCCC cho người dân và cơ sở kinh doanh.

Được biết, quý I năm 2024, Công an Bạc Liêu đã xây dựng, đăng tải nhiều tin, bài, phóng sự, phát hàng nghìn tờ rơi. Công an Bạc Liêu thực hiện tuyên truyền qua mạng xã hội gần 400 lượt về công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH). Qua đó, góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động của người dân trong công tác PCCC trên địa bàn. Đồng thời, lực lượng công an cũng đã vận động quần chúng nhân dân tự trang bị bình chữa cháy xách tay tại các hộ gia đình, nơi làm việc, khu dân cư, sẵn sàng phương tiện tại chỗ để kịp thời xử lý đám cháy ngay từ khi mới phát sinh.

Kế đó, Công an tỉnh Bạc Liêu xây dựng và nhân rộng mô hình tổ liên gia an toàn PCCC và điểm chữa cháy công cộng. Song song đó, Công an tỉnh tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC và CNCH cho lực lượng PCCC cơ sở thuộc các cơ quan, doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh và khu dân cư. Nhờ vậy củng cố, nâng cao chất lượng 205 đội PCCC và CNCH với hơn 2.000 thành viên. Ngoài ra, Công an tỉnh còn mở 15 lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCC và CNCH với gần 900 thành viên tham gia.

Tổ chức thực tập phương án chữa cháy và CNCH tại khu dân cư nguy cơ cháy, nổ cao.

Tổ chức thực tập phương án chữa cháy và CNCH tại khu dân cư nguy cơ cháy, nổ cao.

Đại tá Bùi Xuân Khởi - Phó Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Thời gian qua, Công an tỉnh cũng đã chủ trì, phối hợp các Sở, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực tập nhiều phương án chữa cháy và CNCH cấp tỉnh, huy động nhiều lực lượng tham gia. Đồng thời, lực lượng công an hướng dẫn 108 cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy phù hợp với điều kiện thực tế của từng cơ sở. Với phương châm “4 tại chỗ”: "Lực lượng ở trong dân; phương tiện ở trong dân; hậu cần ở trong dân; chỉ huy ở trong dân". Cùng với đó, lực lượng công an phối hợp chặt chẽ, thống nhất và đồng bộ trong công tác chỉ huy, điều động lực lượng, phương tiện, áp dụng chiến thuật, kỹ thuật để xử lý tình huống cháy, nổ. Từ đó, đã huy động tối đa các lực lượng, phương tiện tham gia PCCC và CNCH tại khu dân cư, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy, nổ gây ra”.

Ngoài ra, Công an tỉnh Bạc Liêu còn phát động chương trình trải nghiệm “Một ngày làm lính cứu hỏa”; Tổ chức hội thi nghiệp vụ chữa cháy và CNCH “Tổ liên gia an toàn PCCC” tại các địa phương.

Lực lượng Công an kiểm tra điều kiện an toàn PCCC tại cơ sở kinh doanh.

Lực lượng Công an kiểm tra điều kiện an toàn PCCC tại cơ sở kinh doanh.

Thượng tá Mai Văn Tuấn - Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Để thực hiện tốt công tác phòng, chống cháy, nổ trên địa bàn tỉnh, đơn vị thường xuyên tổ chức kiểm tra tại các cơ sở thuộc diện quản lý nhà nước về PCCC, nhất là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Qua đó hướng dẫn, yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp khắc phục những nguy cơ xảy ra cháy, nổ, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nghiêm trọng về an toàn PCCC; Góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác phòng chống cháy, nổ của quần chúng nhân dân”.

Các em học sinh được hướng dẫn, trải nghiệm cách sử dụng bình chữa cháy để dập lửa.

Các em học sinh được hướng dẫn, trải nghiệm cách sử dụng bình chữa cháy để dập lửa.

Theo số liệu thống kê, tỉnh Bạc Liêu hiện có hơn 7.700 ha rừng, trong đó hơn 4.500 ha rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ven biển. Đất rừng đóng vai trò quan trọng, giúp bảo vệ vững chắc bờ biển trước những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, sạt lở diễn ra hàng năm; đồng thời, tạo nguồn thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống của người dân. Với những lợi ích thiết thực mang lại, công tác bảo vệ và phát triển rừng, nhất là phòng cháy, chữa cháy (PCCC) rừng trong mùa khô hạn đã được các ngành chức năng quan tâm thực hiện hiệu quả.

Đọc thêm