Báo chí phải được cứu trước khi bị Covid-19 hạ “đòn sát thủ”

(PLVN) - “Chính phủ, công luận và những người khổng lồ công nghệ như Google phải tìm cách hỗ trợ ngành công nghiệp tin tức”, bài viết của Jane Martinson trên tờ The Guardian chiều 19/4.
Báo chí đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cung cấp thông tin  trong dịch bệnh Covid-19.  Ảnh: Guy Bell/Rex/Shutterstock
Báo chí đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cung cấp thông tin trong dịch bệnh Covid-19. Ảnh: Guy Bell/Rex/Shutterstock

Trong tuần qua, một số tờ báo quốc gia bao gồm Telegraph, Financial Times và Guardian đã cho thôi việc một lượng nhân viên và tuyên bố cắt giảm chi phí sau khi cảnh báo doanh thu giảm mạnh. 

Enders Analysis dự báo doanh thu quảng cáo giảm 50% trong năm nay, ước tính tổng chi phí tiềm năng cho ngành vào khoảng 650 triệu bảng sau khi giảm lưu thông. Điều này bất chấp lưu lượng truy cập kỉ lục và sự tham gia từ độc giả trực tuyến. Doanh thu kỹ thuật số của The Guardian cũng vượt xa doanh thu từ in ấn. Hãy tưởng tượng tác động đến các tờ báo nhỏ hơn bị bỏ đói bởi các nhà đầu tư và các ông chủ sở hữu.

Những lo ngại về tương lai của tin tức trong một hệ sinh thái kỹ thuật số, không có gì mới, nhưng cuộc khủng hoảng Covid-19 tương tự như một dạng “giọt nước tràn ly”, khi con virus Sars-CoV-2 giáng đòn cuối cùng vào các bộ phận của ngành công nghiệp đang vật lộn trong một thị trường ngặt nghèo.

Theo Guardian, nếu không hành động nhanh chóng, bối cảnh truyền thông sau Covid-19 sẽ rất ảm đạm.
Theo Guardian, nếu không hành động nhanh chóng, bối cảnh truyền thông sau Covid-19 sẽ rất ảm đạm.

Tờ Guardian nhận định, trừ khi hành động nhanh chóng, nếu không bối cảnh truyền thông sau Covid-19 sẽ rất ảm đạm, trong đó báo chí giá trị bị lọt thỏm trong biển thông tin sai lệch, nơi là bất kì điều gì “nổi tiếng” đưa lên trên mạng cũng có thể trở thành chuẩn mực cuối cùng.

Chính phủ của Đảng bảo thủ ở Anh đã quốc hữu hóa đường sắt và tuyên bố các nhà báo là nhân sự quan trọng trong cuộc khủng hoảng này dường như đang có những động thái nhất định. Thứ Năm (ngày 16/4) vừa qua, Bộ trưởng truyền thông Anh quốc John Whmitdale đã gặp các nhân vật chủ chốt trong ngành để thảo luận về con đường phía trước.

Nếu báo chí được cứu như một lợi ích chung thiết yếu thì có rất nhiều việc cần phải làm - không chỉ bởi chính phủ với số tiền công, mà còn bởi các công ty công nghệ đã được hưởng lợi từ một thị trường rối loạn và ngành công nghiệp báo chí.

Để bắt đầu, ngành công nghiệp tin tức phải chứng minh tại sao di sản báo in xứng đáng với bất kỳ loại đối xử đặc biệt nào: bằng cách cung cấp loại tin tức và thông tin mà một xã hội dân chủ đòi hỏi. Tất cả chúng ta có thể không thích một số tờ báo, một số chuyên mục, nhưng báo chí đã tạo ra sự khác biệt thực sự - trong hệ thống hiện tại với sự thống trị của các ông lớn công nghệ toàn cầu, thị trường không thể đáp ứng điều đó.

Sẽ có một cuộc tranh luận gay gắt và lâu dài về những gì tạo nên báo chí tốt. Ngành công nghiệp có một bộ quy tắc ứng xử, nhưng quá lâu rồi nó đã không được tuân thủ đúng. Trong thế giới hậu Covid , khi doanh nghiệp tin tức cần chứng minh giá trị của mình, trạng thái đó sẽ không thể còn được tiếp tục nữa.

Google, Facebook, Apple và Twitter chia sẻ nhiều trách nhiệm cho mớ hỗn độn mà chúng tôi gặp phải - các giám đốc điều hành của họ đã mất nhiều năm để loại bỏ báo chí như, trong khi bỏ túi số tiền lớn từ nội dung mà báo chí cung cấp. Các sáng kiến của phòng tin tức kỹ thuật số và nghiên cứu có trả tiền không làm gì khác hơn là đưa ra một sự bóng bẩy về thực tế đó.

Vào thứ Sáu (17/4), NUJ (Liên minh phóng viên toàn quốc - PV) đã đưa ra kế hoạch phục hồi tin tức của họ, trong đó đề xuất mức thuế 6% đối với các công ty kỹ thuật số. Đây là một ý tưởng tốt nhưng không rõ làm thế nào nó có thể thực hiện được trong thời gian dài. Tuy nhiên ít nhất Facebook và Google trong những tuần gần đây đã có những động thái hỗ trợ các tờ báo trong thời điểm khủng hoảng này, trong khi Apple thì không. 

Ý tưởng về sự can thiệp của nhà nước - được đưa ra lần cuối vào tháng 2/2019 bởi tạp chí Cairncross Review - có khả năng gây phẫn nộ cho cả những người trong ngành coi đây là một cuộc tấn công vào quyền lực thứ tư, và cả những người không tin báo chí xứng đáng là tài sản công.

Ảnh minh họa: New Stateman
Ảnh minh họa: New Stateman 

Có những điều ngay lập tức có thể được thực hiện và có khả năng giành được sự hỗ trợ từ cả một ngành công nghiệp. Đầu tiên, chính phủ có thể trả cho các quảng cáo địa phương, không chỉ để truyền tải thông điệp của mình mà còn để hỗ trợ các ngành công nghiệp địa phương hiện đang bị đóng cửa. Đan Mạch, giống như nhiều quốc gia Bắc Âu, có lịch sử hỗ trợ của nhà nước cho báo chí ít nhiều thay thế quảng cáo trên báo bằng ngân sách. Bên cạnh đó, giảm thuế VAT và cho phép các tờ báo giảm thuế kinh doanh.

Những câu hỏi lớn là số tiền này đến từ đâu và loại hình báo chí nào sẽ hỗ trợ? Sử dụng ngân sách để hỗ trợ báo chí lâu dài sẽ bị các chủ báo tham lam làm ảnh hưởng cũng sẽ tệ như việc cho phép các nền tảng trực tuyến trích xuất các bản tin nhỏ gọn cơ bản.

Mô hình cổ đông sở hữu tin tức đã thất bại từ lâu trước khi các nền tảng kỹ thuật số đổi mới cho thấy sự thiếu hiệu quả của nó. Không còn các nhóm báo địa phương, chẳng hạn như Johnson Press và các tổ chức khác, các tổ chức tin tức đạt được tỷ suất lợi nhuận 30% sau đó được chi cho cổ tức và các bộ điều hành thay vì các phòng tin tức.

Loại thuế phí mà NUJ đề xuất đối với các tập đoàn kỹ thuật số cũng là một ý tưởng hay nhưng liệu nó có bền vững không? Chắc chắn việc sắp xếp lại liên tục cách thức trả tiền cho nội dung trực tuyến thông qua thỏa thuận cấp phép sẽ tốt hơn.

Thế giới hậu Covid có thể sẽ thấy ít tiền hơn cho tất cả mọi người, tất nhiên, ngoại trừ Jeff Bezos và Mark Zuckerberg. Tất cả chúng ta sẽ cần tìm ra những gì cần hỗ trợ với nguồn lực hạn chế. Ngay cả thảo luận về hỗ trợ của nhà nước cho báo chí cho thấy các doanh nghiệp tin tức đã sa sút thế nào. Nhưng nếu chúng ta chấp nhận rằng báo chí là quan trọng đối với xã hội và mô hình kinh tế hiện tại không hoạt động, thì phải làm một cái gì đó, không chỉ bởi chính phủ mà còn bởi tất cả chúng ta.

Đọc thêm