Bắt đầu lấy phiếu tín nhiệm lãnh đạo cấp cao

Hôm qua- 11/12, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, phiên họp thứ 13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã khai mạc. Trong ngày làm việc đầu tiên, UBTVQH đã tiến hành đánh giá kết quả kỳ họp thứ tư và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ hợp thứ 5 Quốc hội khóa XIII.

Hôm qua- 11/12, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, phiên họp thứ 13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã khai mạc. Trong ngày làm việc đầu tiên, UBTVQH đã tiến hành đánh giá kết quả kỳ họp thứ tư và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ hợp thứ 5 Quốc hội khóa XIII.

c
Phiên họp thứ 13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã khia mạc sáng nay tại Hà Nội

Cử tri đánh giá cao kỳ họp thứ tư

Phát biểu khai mạc phiên họp, bên cạnh những nội dung chính, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, việc UBTVQH cho ý kiến về dự thảo hướng dẫn thi hành Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn lần này nhằm bảo đảm việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm diễn ra khách quan, hiệu quả. Chủ tịch đề nghị dự thảo hướng dẫn thực hiện Nghị quyết phải được hoàn thiện trước khi khai mạc kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII (diễn ra vào tháng 5/2013) 2 hoặc 3 tháng.

Đánh giá kết quả kỳ họp thứ tư vừa qua, đại đa số các Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH đều đánh giá đây là kỳ họp có nhiều đổi mới, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, khối lượng công việc lớn. Với tinh thần đoàn kết, dân chủ, phát huy trí tuệ và trách nhiệm, kỳ họp này đã thành công tốt đẹp, được cử tri cả nước đánh giá cao.

Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, cần lưu ý đến vấn đề thời gian, nhất là đối với các báo cáo giải trình, tiếp thu dự án luật; việc kéo dài đến hơn 40 phút trình bày khiến nhiều ĐB rất sốt ruột. Phó Chủ tịch cũng cho rằng việc bố trí thời gian cho chất vấn và trả lời chất vấn chưa hợp lý nên nhiều câu hỏi chưa trả lời được, chưa đi đến cùng; nhiều Bộ trưởng còn vòng vo, nặng về báo cáo thành tích mà chưa đi thẳng vào vấn đề.

Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai góp ý thêm: Kỳ họp vừa rồi Chính phủ đã có báo cáo việc thực hiện lời hứa, trong đó có những vấn đề chưa làm được thì nên chuyển thành một nội dung trong Nghị quyết chất vấn để tiếp tục thực hiện. “Ta nên làm cái này trong kỳ họp thứ 5 tới đây”-  bà Mai nói. Liên quan đến việc triển khai Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, bà Mai lưu ý UBTVQH phải tập trung cao độ đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả vì đây là lần đầu tiên triển khai nên người dân rất trông chờ.

Dành 2 ngày góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp

Theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, kỳ họp thứ 5 tới Quốc hội sẽ dành 15 ngày cho công tác xây dựng pháp luật, trong đó có xem xét thông qua 9 dự án luật và 1 dự thảo Nghị quyết, cho ý kiến vào 8 dự án luật và dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (dự kiến cả thời gian thảo luận ở hội trường và ở tổ là 2 ngày cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp);  6,5 ngày cho các vấn đề về kinh tế xã hội và giám sát các vấn đề quan trọng khác…Đáng chú ý, theo dự kiến chương trình, nội dung chuẩn bị cho kỳ họp thứ 5 tới, hoạt động lấy phiếu tín nhiệm được bố trí thời lượng 1 buổi làm việc của Quốc hội (0,5 ngày).

Tuy nhiên, do việc lấy phiếu phải thực hiện quy trình, thủ tục qua nhiều bước nên nội dung này sẽ được bố trí xen kẽ với các nội dung khác của kỳ họp. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu lưu ý, việc lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp là công việc lớn, quan trọng nên phải xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức liên quan cũng như cụ thể các đầu công việc.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng nhấn mạnh: Kỳ họp thứ 4 Quốc hội thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng, vấn đề là việc thực thi ra sao. “Phải chuyển động từ Chính phủ và các cơ quan hữu quan, Đại biểu Quốc hội, phải tăng cường công tác giám sát, nếu không Nghị quyết thông qua rồi mà không làm là đánh trống bỏ dùi” -Chủ tịch nói.

Hôm nay - 12/11, theo chương trình kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến (lần đầu) về dự thảo hướng dẫn thi hành nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn…/.

Thu Hằng

Đọc thêm