Bệnh nhân ung thư đòi bồi thường sau thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáu nguyên đơn, là trẻ em sống gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima vào thời điểm xảy ra thảm họa năm 2011, khi cơ sở này bị hư hại nặng nề trong một trận động đất và sóng thần, cho rằng họ đã phát triển bệnh ung thư tuyến giáp do bức xạ từ nhà máy điện Nhật Bản sau thảm họa năm 2011. 
Các luật sư của các nguyên đơn đã đệ đơn kiện đòi bồi thường thiệt hại đối với Công ty Điện lực Tokyo Holdings Inc. về bệnh ung thư tuyến giáp do tiếp xúc với bức xạ từ thảm họa của nhà máy điện hạt nhân Fukushima năm 2011 trước Tòa án Quận Tokyo vào ngày 27/1/2022. Ảnh: Kyodo
Các luật sư của các nguyên đơn đã đệ đơn kiện đòi bồi thường thiệt hại đối với Công ty Điện lực Tokyo Holdings Inc. về bệnh ung thư tuyến giáp do tiếp xúc với bức xạ từ thảm họa của nhà máy điện hạt nhân Fukushima năm 2011 trước Tòa án Quận Tokyo vào ngày 27/1/2022. Ảnh: Kyodo

“Một số nguyên đơn đã gặp khó khăn trong việc học lên đại học và tìm việc làm, thậm chí đã từ bỏ ước mơ cho tương lai của họ,” luật sư trưởng của nhóm, Kenichi Ido, nói với AFP.

Các nguyên đơn, hiện ở độ tuổi từ 17 đến 27, đang yêu cầu nhà điều hành Fukushima, Tokyo Electric Power Company Holdings (TEPCO), bồi thường. Họ yêu cầu công ty phải trả tổng cộng 616 triệu yên (5,4 triệu USD). "Chúng tôi đều bị ung thư tuyến giáp, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống", một trong những thành viên của nhóm, một phụ nữ ở độ tuổi 20, cho biết.

“Tôi quyết định nói ra sự thật với hy vọng cải thiện tình hình cho gần 300 người khác cũng đang đau khổ như chúng tôi,” cô nói.

Vụ kiện đã trở thành vụ kiện tập thể đầu tiên chống lại TEPCO về các vấn đề sức khỏe được cho là có liên quan đến thảm họa Fukushima. Việc thiết lập mối liên hệ vững chắc giữa bệnh ung thư tuyến giáp và cơn khủng hoảng có khả năng trở thành tâm điểm của vụ việc, vì không có mối liên hệ nào giữa các ca ung thư và thảm họa được một nhóm chuyên gia do chính quyền khu vực thành lập trước đó công nhận. Đồng thời, tiếp xúc với bức xạ là một yếu tố nguy cơ đã được chứng minh rõ ràng để phát triển loại ung thư như vậy.

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Ảnh: AFP

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Ảnh: AFP

Hơn 290 người sống trong khu vực vào thời điểm xảy ra vụ thảm án đã được chẩn đoán hoặc nghi ngờ mắc bệnh ung thư tuyến giáp. Tỉnh Fukushima đã tiến hành kiểm tra tuyến giáp cho khoảng 380.000 trẻ em từ 18 tuổi trở xuống vào thời điểm xảy ra vụ việc. Đến tháng 6/2021, có tổng số 266 trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến giáp hoặc nghi ngờ mắc bệnh này.

Nhóm pháp lý của nguyên đơn lập luận rằng tỷ lệ như vậy - 77 trên 100.000 - cao hơn đáng kể so với tỷ lệ thông thường một đến hai trường hợp trên một triệu người. Tuy nhiên, chính quyền khu vực và các chuyên gia đã đổ lỗi cho tỷ lệ bất thường là do sàng lọc quá mức và chẩn đoán quá mức.

TEPCO cho biết họ sẽ phản hồi lại một cách thiện chí sau khi nghiên cứu chi tiết các yêu cầu của họ.

Vào ngày 11/3/2011, sau khi bị tê liệt do trận động đất 9,0 độ richter, một trận sóng thần đã nhấn chìm nhà máy điện hạt nhân sáu lò phản ứng Fukushima nằm trên bờ biển Thái Bình Dương, gây ra sự cố tan chảy lõi tại các lò phản ứng số 1 đến 3 và các vụ nổ hydro tại các tổ máy số 1, 3 và 4 trong những ngày tiếp theo, dẫn đến thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng Chernobyl 1986.

Thảm họa đã khiến chính quyền phải sơ tán người dân ở các thị trấn và làng mạc gần đó. Khu định cư bỏ hoang cuối cùng - thị trấn Futaba nằm ngay gần nhà máy bị hư hại - dự kiến ​​sẽ chào đón những cư dân sẵn sàng quay trở lại vào cuối năm nay.