Bí ẩn "vụ bê bối vô tính cổ đại": Tồn tại nhiều thế kỷ mà không cần tình dục

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Một loài bọ cánh cứng nhỏ (giống bọ hung), kích thước chỉ bằng 1/5 mm đã giúp các nhà khoa học chứng minh rằng động vật có thể tồn tại trong một thời gian rất dài mà không cần quan hệ tình dục.
"Vụ bê bối vô tính cổ đại" Oppiella nova. Ảnh: M. Maraun và K.Wehne
"Vụ bê bối vô tính cổ đại" Oppiella nova. Ảnh: M. Maraun và K.Wehne

Oppiella nova là một loài toàn giống cái và đại diện cho một thứ mà các nhà khoa học gọi là “một vụ bê bối vô tính cổ đại”. Họ không thể tìm ra cách những con bọ này xoay sở để sinh sản như thế nào mà không cần giao hợp, vì vậy họ cho rằng chúng phải trốn tránh con mắt tò mò của các nhà sinh vật học.

"Có thể có một loại trao đổi tình dục "khó hiểu" nào đó không được biết đến hoặc chưa biết. Rất hiếm khi có thể tạo ra một con đực sinh sản, cho dù có thể là "tình cờ", tác giả đầu tiên của nghiên cứu, Tiến sĩ Alexander Brandt cho biết.

Sự tồn tại lâu dài của các loài động vật mà không có sinh sản hữu tính được cho là không thể cho đến nay. Nhưng các nhà khoa học tại Đại học Cologne và Göttingen (Đức) phát hiện ra là loài bọ cánh cứng Oppiella nova đã tồn tại hàng nghìn - thậm chí hàng triệu năm mà không cần quan hệ tình dục. Đơn giản vì chúng có thể tự nhân bản thay vì sinh sản.

Sự tồn tại của một loài trong thời gian dài mà không sinh sản hữu tính là rất hiếm, nhưng như nghiên cứu về loài bọ cánh cứng Oppiella nova đã chỉ ra, không phải là không thể.

Nhóm các nhà sinh vật học và động vật học vẫn nghĩ rằng loài bọ cánh cứng nhỏ bé có thể có một số bất ngờ dành cho họ khi hiểu được cách thức tiến hóa của chúng mà không cần đến quan hệ tình dục.

Đọc thêm