Bí mật của người làm nghề dệt “tơ biển” cuối cùng ở Ý

(PLO) -Byssus hay còn gọi là tơ biển, là loại tơ cổ xưa rất được ưu chuộng nhất trên thế giới, nhưng sau hơn 1.000 năm những người thợ biết làm ra loại tơ hiếm có này dần dần biến mất. 
Bà Chiara Vigo trên tay cầm vỏ con trai Pinna Nobilis
Bà Chiara Vigo trên tay cầm vỏ con trai Pinna Nobilis

Giờ đây, chỉ còn một người phụ nữ duy nhất biết cách làm ra thứ sợi thần kỳ và đặc biệt quý hiếm này.

Sợi tơ cổ đại

Trong câu chuyện xa xưa, Byssus là thứ vải mà Chúa trời chỉ dẫn nhà tiên tri Moses dùng để phủ lên bàn thờ Thiên chúa. Người ta tin rằng đây là thứ sợi tốt nhất tại Ai Cập, Hy Lạp và Rome. Nếu được ngâm đúng cách, Byssus sẽ sáng lấp lánh dưới ánh Mặt trời. Thứ sợi này rất nhẹ, mỏng như mạng nhện nhưng lại vô cùng bền trong nước, axit, rượu và cả với lửa; thậm chí, người mặc còn không cảm nhận thấy nó chạm vào da mình. 

Cách đây khoảng 500 năm, những người phụ nữ ở thời Mesopotamia cổ đại, đã dùng loại vải đặc biệt này để may hoàng phục cho các vị vua và các hoàng thân quốc thích, cụ thể là dành cho vua Solomo, hoàng đậu Nefertiti, áo thánh cho các linh mục, các giáo hoàng. Kinh thánh cũng từng nhắc gián tiếp tới sợi Byssus trong trích đoạn Vua Solomon xuất hiện “tỏa sáng” trước dân chúng, chính là bởi bộ trang phục ông mặc được làm từ byssus – thứ vải có màu nâu trong bóng tối nhưng lại sáng như vàng dưới ánh nắng.

Theo những gì mà bà Vigo được truyền lại, kỹ năng này được công chúa Berenice, cháu gái của Đại đế Herod đưa đến vùng Sant'Antioco vào nửa sau của thế kỷ thứ nhất. Không ai biết được chính xác vì sao những người phụ nữ trong gia đình Vigo lại là những người duy nhất biết làm nghề này.

Nhưng trong hơn 1.000 năm qua, những kỹ thuật phức tạp, khuân mẫu và công thức dệt tơ biển được truyền lại cho các thế hệ và mỗi người đều cẩn thận giữ bí mật của mình trước khi truyền lại cho con gái, rồi cháu gái của mình. 

Cha của bà Vigo đã chết khi bà lên 8 và mẹ bà là bác sỹ khoa sản nên hầu hết làm việc xa nhà, riền bà được bà ngoại của mình chăm sóc từ khi còn nhỏ. Cũng chính vì vậy mà Vigo được bà ngoại truyền lại nghề thủ công cao quý này, dạy cho bà những kỹ thuật dệt len trên khung cửi bằng tay. Bà Vigo nói rằng từ lúc 3 tuổi bà đã theo bà ngoại ngồi trên chiếc thuyền buồm ra khơi học lặn. Khi bà 12 tuổi bắt đầu học dệt với khưng cửi. 

Tơ biển mới được ngâm và phơi khô
Tơ biển mới được ngâm và phơi khô

Tìm tơ  dưới biển

Giờ dù đã lớn tuổi, nhưng vào mỗi mùa xuân, khi trời còn chưa sáng bà Chiara Vigo chăm chỉ ra khơi, lặn xuống hòn đảo nhỏ Sardinia của đảo Sant'Antioco để tìm kiếm “tơ biển”.

Dựa vào ánh sáng của mặt trăng dẫn đường, bà Vigo lặn sâu xuống khoảng 15 mét ở một loạt các vịnh nhỏ và đấm phá rậm rạp cây cỏ. Đây cũng là nơi lấy tơ biển mà suốt 24 thế hệ phụ nữ của gia đình bà truyền tai nhau. Khi lặn xuống, bà cố gắng tìm kiếm những con trai Pinna Nobilis, dùng dao nhỏ nhẹ nhàng cạo những sợi dãi đã đông cứng của nó, hình thành từ nước bọt của con trai tiết ra khi tiếp xúc với nước biển.

Được biết, đây là loài động vật thân mềm có nguy cơ tuyệt chủng với vỏ lớn xòe ra như một chiếc quạt, sống dưới đáy biển Địa Trung Hải. Bà có kỹ thuật cắt đặc biệt nên không hề làm hại con vật quý. Phải mất hơn 100 lần lặn mò bà mới thu được khoảng 30 gram sợi sử dụng được và khoảng 300-400 lần lặn mới thu thập được chừng 200 gram. Và khi có đủ nguyên liệu trong tay, bà đem chúng về xưởng tại hòn đảo Sardinian để bắt đầu dệt sợi.

Việc thu gom tơ biển đã khó, việc tạo ra sợi tơ để có thể dệt lại khó và phức tạp hơn rất nhiều. Khi mang sợi dãi về, bà ngâm chúng trong hỗn hợp của 8 loại tảo biển trong 25 ngày và phải thay nước 3 giờ một lần. 

Sau đó đến phần khó nhất, đó là tách từng sợi tơ biển tuần túy từ mớ hỗn hợp thô của Byssus. Vì tơ biển có chất lượng tốt hơn gấp 3 lần so với sợi tóc của con người, nên bà Vigo khi tách sợi phải soi kính lúp rồi lấy nhíp nhẹ nhàng, cẩn thận tách từng sợi tơ. “Giờ công việc ấy trở nên dễ dàng hơn với tôi, nhưng để làm được như vậy tôi cũng đã phải mất 50 năm tập luyện”, Vigo cho hay. 

Chưa dừng lại ở đây, sau khi tách các sợi tơ biển, những sợi mỏng nhỏ lại tiếp tục được đem ngâm với hỗn hợp chanh, các loại gia vị và 15 loại tảo khác nhau. Chỉ cần ngâm trong vài phút, những sợi tơ sẽ trở nên đàn hồi và lấp lánh khi đưa ra ánh nắng mặt trời. 

Đối với những sợi to, phải mất 15 ngày liên tục để tạo ra sợi chỉ ngắn có thể sử dụng để dệt. Các sợi sau đó được chải bằng máy chải len rồi xoắn lại với nhau bằng một con suốt gỗ trúc đào. Sợi tơ được quay vài lần cho thêm dai chắc, đủ để tồn tại hàng ngàn năm, bất chấp mối mọt hay lửa cháy. Tùy vào lượng tơ biển thu được mà dệt nên những miếng vải quý giá. Bà Vigo nói rằng, có những miếng chỉ có kích thước 50x60cm và nặng 2g, nhưng phải mất sáu năm mới hoàn thành. 

Giáo sư Gabriel Hagai cho hay, bà Vigo là người cuối cùng am hiểu nghệ thuật dệt sợi này tại Italy. Là người phụ nữ cuối cùng trên trái đất biết cách làm thế nào để thu hoạch, nhuộm và dệt tơ biển thành những mảnh vải quý giá, lấp lánh ánh vàng dưới ánh nắng mặt trời. Không những thế, Vigo còn có trong tay kiến thức về 124 cách nhuộm tự nhiên được làm từ trái cây, hoa và vỏ sò.

Một miếng Byssus có giá trị hàng ngàn USD nhưng bà Vigo chưa bao giờ rao bán chúng
Một miếng Byssus có giá trị hàng ngàn USD nhưng bà Vigo chưa bao giờ rao bán chúng

“Lời thề biển” thiêng liêng

Từ khi bắt đầu học nghề cho đến bây giờ trở thành người cuối cùng biết dệt tơ biển, nhưng chưa một lần trong đời bà Vigo kiếm được một đồng tiền từ công việc của mình. Bà cũng như những thế hệ trước của gia đình bà bị “lời thề biển” thiêng liêng ràng buộc, tơ biển không bao giờ được phép đem ra mua hoặc bán. 

Nghề dệt “tơ biển” đã trở thành nghề truyền thống của gia đình bà Vigo từ hàng trăm năm nay, nhưng không ai trong gia đình bà thu lợi nhuận từ nó. Bà Vigo sống dựa vào tiền lương hưu của chồng và tiền ủng hộ của những vị khách tham quan hào phóng. “Byssus không thuộc về tôi, nó là dành cho tất cả những người cần nó. Mang Byssus đi bán giống như tôi đang lợi dụng mặt trời và thủy triều, điều đó sẽ khiến Byssus mất đi giá trị thiêng liêng vốn có của mình”. 

Mặc dù dệt ra rất nhiều, nhưng trong nhà Vigo không có một miếng vải dệt tơ biển nào. Các miếng vải dệt của bà hiện đang được trưng bày tại nhiều bảo tàng trên thế giới cũng như làm quà tặng cho các vị tổng thống và giáo hoàng. Mỗi mảnh vải này ước tính trị giá hàng trăm ngàn USD. Tuy nhiên, bà Vigo chưa từng nhận tiền hay rao bán sản phẩm nà. “ Byssus là linh hồn của đại dương. Nó rất linh thiêng”, bà nói. 

Byssus được tin rằng mang lại vận may và khả năng sinh sản nên bà Vigo tặng miễn phí thứ sợi này cho những người tìm đến bà xin giúp đỡ. Có thể là một cặp vợ chồng định kết hôn hoặc đã kết hôn, một người phụ nữ muốn có con hoặc gần đây đang mang thai: “Trước đây chỉ có hoàng đế mới mặc vải byssus, ngày nay là những cô gái trẻ, các cặp đôi mới cưới. Tôi dệt chúng cho những người vô gia cư, nghèo khổ, bất cứ ai cần đến nó”, bà chia sẻ…/.