Bộ GTVT đề nghị 6 tỉnh lập quy hoạch đường sắt đầu mối Đông Nam Bộ

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa đề nghị Cục Đường sắt VN làm việc với TP HCM và các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An và các đơn vị tư vấn các đơn vị tư vấn lập quy hoạch và trao đổi thông tin, quy hoạch các tuyến, ga đường sắt khu vực đầu mối TP.HCM.
Bộ GTVT đề nghị 6 tỉnh lập quy hoạch đường sắt đầu mối Đông Nam Bộ

Bộ GTVT đề nghị đơn vị tư vấn cập nhật thông tin, số liệu đầu vào như: hiện trạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, sử dụng đất, GTVT, quy hoạch sử dụng đất, đô thị, khu công nghiệp, cảng cạn, trung tâm logistics tại các địa phương liên quan khu đầu mối TP.HCM. Cập nhật các dự án đường Vành đai 3, 4 TP HCM, dự án đường sắt nhẹ Long Thành - Thủ Thiêm, dự án đường sắt đô thị TP HCM (gồm tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên, tuyến tàu điện ngầm số 2 Bến Thành - Tham Lương...), dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Các số liệu, thông tin phải bảo đảm đầy đủ, chính xác làm cơ sở nghiên cứu, đề xuất phương án phù hợp. Quy hoạch phải khắc phục các bất cập về đầu mối đường sắt, tiết kiệm quỹ đất, kết nối đồng bộ đường sắt quốc gia với đường sắt đô thị và các phương thức vận tải khác. Các địa phương lưu ý kết nối đường sắt với các đầu mối vận tải có lưu lượng lớn như khu công nghiệp, cảng cạn, trung tâm logistics trong TP.HCM, vùng Đông Nam Bộ để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng, các địa phương.

Chú thích ảnh: Bộ GTVT đề nghị lập quy hoạch cần kết nối đường sắt quốc gia với đường sắt đô thị, lộ trình điện khí hóa đối với đường sắt hiện có.

Chú thích ảnh: Bộ GTVT đề nghị lập quy hoạch cần kết nối đường sắt quốc gia với đường sắt đô thị, lộ trình điện khí hóa đối với đường sắt hiện có.

Quy hoạch đầu mối đường sắt cần nghiên cứu đề xuất các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật theo hướng đồng bộ, hiện đại và có tính mở, đảm bảo kết nối thuận lợi, hiệu quả các tuyến đường sắt trong khu đầu mối, kết nối đường sắt quốc gia với đường sắt đô thị, lộ trình điện khí hóa đối với đường sắt hiện có.

Với các ga, cần làm rõ chức năng, nhiệm vụ, đề xuất giải pháp kết nối vận tải, đặc biệt là vận tải công cộng như đường sắt đô thị, xe buýt, kết nối hạ tầng kỹ thuật, bảo đảm khả năng giải tỏa hành khách, hàng hóa vào giờ cao điểm, xác định cụ thể quy mô, diện tích các hạng mục công trình và toàn bộ khu ga.

Kết quả nghiên cứu phải đề xuất được mạng lưới tổng thể về hướng tuyến, tuyến, toàn bộ các ga khu vực đầu mối, phương án tổ chức khai thác; trong đó, lưu ý đến việc khai thác chung kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia với đường sắt đô thị.

Bộ GTVT đề nghị các đơn vị, địa phương lập quy hoạch cần rút kinh nghiệm trong việc nghiên cứu quy hoạch chi tiết, quy hoạch tổng thể quốc gia, chi tiết hóa quy hoạch ngành quốc gia được duyệt để đưa vào quy hoạch địa phương như ranh giới chiếm dụng, nhu cầu sử dụng đất, bố trí phân khu chức năng, tổ chức vận tải, kết nối giao thông đối ngoại và với các tuyến đường sắt đô thị. Điều tra, thu thập số liệu đầu vào, đặc biệt là khảo sát nhu cầu giao thông về điểm đi, điểm đến, nhu cầu vận tải tại các đầu mối, mật độ vận tải trên các đoạn tuyến, tuyến đường sắt... kết hợp cập nhật quy hoạch quy hoạch tỉnh để xây dựng phương án chạy tàu, bố trí các ga, quy mô, chức năng ga và xác định thứ tự ưu tiên đầu tư cho phù hợp.

Đọc thêm