Bộ trưởng Hà Hùng Cường dâng hương tại "Thủ đô kháng chiến" Tân Trào

Nằm trong vùng An toàn khu Tân Trào, xã Minh Thanh là nơi ở, làm việc của nhiều cơ quan Bộ, ngành, Trung ương thời kỳ 1949-1950 và cũng là nơi “đóng quân” đầu tiên của Bộ Tư pháp khi rời Thủ đô Hà Nội lên chiến khu Việt Bắc. Tại đây, Bộ Tư pháp đã tham mưu cho Chính phủ ban hành nhiều văn bản pháp luật, nhằm từng bước hoàn thiện nền tư pháp độc lập, dân chủ.

Hôm qua (22/8), Bộ trưởng Hà Hùng Cường dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Tư pháp đã đến dâng hương tại Khu di tích lịch sử cách mạng Tân Trào và Khu di tích Bộ Tư pháp tại xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Cùng đi với đoàn, về phía tỉnh Tuyên Quang có Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Sáng Vang cùng đại diện các sở, ngành.

Bộ trưởng Hà Hùng Cường và Bí thư Tỉnh  ủy Tuyên Quang Nguyễn Sáng Vang dâng  hương tại lán Nà Nưa
Bộ trưởng Hà Hùng Cường và Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Nguyễn Sáng Vang dâng hương tại lán Nà Nưa

Tại Tân Trào, Bộ trưởng Hà Hùng Cường và Bí thư Nguyễn Sáng Vang cùng Đoàn công tác đã đến dâng hương tưởng niệm Bác Hồ cùng các vị tiền bối cách mạng tại lán Nà Nưa, đình Tân Lập, thăm cây đa Tân Trào.

Sau đó, Bộ trưởng và Bí thư cùng Đoàn công tác đã đến dâng hương và trồng cây lưu niệm tại Khu di tích Bộ Tư pháp tại xã Minh Thanh.

Giây phút thành kính của Bộ trưởng Hà Hùng Cường trước Di tích trụ sở Bộ Tư pháp
Giây phút thành kính của Bộ trưởng Hà Hùng Cường trước Di tích trụ sở Bộ Tư pháp

Đây là chuyến “về nguồn” thường niên của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nhân dịp kỷ niệm 67 năm Ngày Truyền thống ngành Tư pháp (28/8/1945-28/8/2012) và mở đầu chuyến công tác của Bộ trưởng cùng một số lãnh đạo  các đơn vị thuộc Bộ tại 3 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ từ 22-25/8.

Nằm trong vùng ATK Tân Trào, xã Minh Thanh là nơi ở và làm việc của nhiều cơ quan Bộ, ngành, Trung ương thời kỳ 1949-1950. Đây cũng là nơi “đóng quân” đầu tiên của Bộ Tư pháp khi rời Thủ đô Hà Nội lên chiến khu Việt Bắc. Từ tháng 10/1949 đến tháng 9/1950, tại đây Bộ Tư pháp đã tham mưu cho Chính phủ ban hành nhiều văn bản pháp luật, nhằm từng bước hoàn thiện nền tư pháp độc lập, dân chủ. 

Bộ trưởng Hà Hùng Cường và Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Nguyễn Sáng Vang dâng hương tại nơi trước Quốc dân Đại hội, Bác Hồ đọc lời thề quyết tâm giành độc lập dân tộc
Bộ trưởng Hà Hùng Cường và Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Nguyễn Sáng Vang dâng hương tại nơi trước Quốc dân Đại hội, Bác Hồ đọc lời thề quyết tâm giành độc lập dân tộc

Trên cơ sở dự án của Bộ Tư pháp, ngày 25/5/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 85-SL về việc cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng. Đây là Sắc lệnh có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu quá trình đổi mới của ngành Tư pháp Việt Nam.

Đức Sơn

Đọc thêm