Bộ trưởng Lê Thành Long báo cáo Quốc hội về công tác thi hành án năm 2017

(PLO) - Tiếp tục chương trình làm việc của Quốc hội, sáng 6/11, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày Báo cáo về công tác thi hành án năm 2017.

Tiếp tục chương trình làm việc của Quốc hội, sáng 6/11, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày Báo cáo về công tác thi hành án năm 2017.
Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long
Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long

Về kết quả công tác Thi hành án dân sự (THADS) hành chính, Bộ trưởng cho biết, đến nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về THADS cơ bản đã được hoàn thiện, với 2 Nghị định, 8 thông tư liên tịch, 1 Chỉ thị và 13 thông tư. Về kết quả, trong tổng số việc phải thi hành qua phân loại có 693.264 việc có điều kiện thi hành, chiếm tỷ lệ trên 79 %; đã thi hành xong 549.415 việc, tăng 18.987 việc (tương ứng 0,72%), đạt tỉ lệ 79,25%,

Về tiền phải thi hành 163.658 tỷ đồng, kết quả phân loại 92 ngàn tỷ có điều kiện thi hành, chiếm 56,21%; Thi hành xong 35.242 tỷ đồng, tăng 6.144 tỷ đồng tương ứng 21,12%, đạt tỷ lệ 38,31%. Số việc có điều kiện những chưa thi hành xong chuyển kỳ sau là 320.015 việc, tương ứng số tiền hơn 128 ngàn 415 tỷ đồng, giảm 1152 việc, bằng 0,19% tương ứng số tiền 398 tỷ đồng.

Công tác xác minh các loại án tiếp tục được chú trọng. Việc ra quyết định và đăng tải công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành được thực hiện nghiêm túc, qua đó, giúp người dân và đương sự giám sát tốt hơn việc phân loại án

Về thi hành án với các khoản nợ của các tổ chức tín dụng, Bộ trưởng cho biết đã thi hành xong 4.440 việc, đạt tỷ lệ 19.76%, tăng 1.092 việc bằng 2,41%, thu được số tiền là 27.701 tỷ  đồng, bằng 27,89%, tăng 8.046 tỷ đồng, bằng 2,9%

Sau khi có quyết định cưỡng chế, có 1146 trường hợp đương sự tự nguyện THA, tăng 18 trường hợp, đã thực hiện cưỡng chế có huy động lực lượng đối với 5549 trường hợp, tăng 57 trường hợp.

Công tác phối hợp thi hành phần dân sự trong các bản án hình sự tại trại giam, trại tạm giam, đã thi hành xong 49.520 việc, thu được số tiền là 2.795 tỷ  đồng, tăng 0,11%  về việc và tăng 1,96% về tiền.

Các cơ quan THADS phối hợp với thừa phát lại thực hiện tống đạt 82.933 văn bản và tổ chức THA với 88 việc.

Về giải quyết khiếu nại tố cáo, hệ thống THADS đã tiếp nhận 3.476 việc thuộc thẩm quyền. Kết quả: Giải quyết xong 3.334 việc/3.476 việc (3.043 việc khiếu nại và 291 việc tố cáo), đạt tỷ lệ 95,91% (tương đương năm 2016 là trên 96%).

Về kết quả theo dõi thi hành án hành chính, có 36 bản án, quyết định, thuộc trách nhiệm theo dõi của cơ quan THADS, đã ban hành văn bản thông báo trách nhiệm tự nguyện THA với 297 việc, 64 việc còn lại Tòa án đã có quyết định buộc phải THA. Đã thi hành xong 276 việc, còn 85 việc trong đó có 5 vụ việc người phải THA là UBND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, huyện.

Đã công khai đăng tải quyết định buộc phải THA hành chính đối với 40 trường hợp, có văn bản kiến nghị xem xét, trách nhiệm 14 trường hợp có nghĩa vụ chấp hành án, giải quyết đề nghị hướng dẫn nghiệp vụ, tổ chức nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra, về thực hiện nhiệm vụ chỉ tiêu được giao. Quốc hội, HĐND, và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã thực hiện 248 cuộc giám sát 1127 cuộc kiểm tra kiểm sát,  ban hành 199 kết luận giám sát, 1321 kiến nghị và 188 kháng nghị, các cơ quan THADS nghiêm túc tiếp thu kịp thời khăc phục thiếu sót.

Đến nay, hệ thống THADS thực hiện 9347/9657 biên chế, các cơ quan THA trong quân đội có 31 chấp hành viên 25 Thẩm tra viên, đã đẩy mạnh Cải cách hành chính, vận hành hiệu quả trang thông tin điện tử THADS, công bố các thủ tục hành chính, thống nhất thực hiện cơ chế 1 cửa, phát triển hệ thống truyền hình trực tuyến đa phương tiện…

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Lê Thành Long, công tác THADS, hành chính còn tồn tại hạn chế như kết quả THA các khoản nợ của tổ chức tín dụng chưa cao, một số vụ việc khiếu nại tố cáo phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm chưa được xử lý dứt điểm , công chức bị xử lý kỷ luật do vi phạm chuyên môn nghiệp vụ đã giảm so với 2016 là 7 trường hợp nhưng vẫn còn 29 trường hợp..

Còn về khó khăn, một số vụ việc trọng điểm phức tạp kéo dài trong nhiều năm trong khi điều kiện kinh tế xã hội và pháp luật đã thay đổi, cần sự phối hợp các ngành; thị trường bất động sản chưa có chuyển biến rõ rệt; nhiều vụ tài sản kê biên không bán được, ý thức chấp hành pháp luật của đương sự chưa cao…

Chỉ ra các nguyên nhân chủ yếu, trong đó biên chế THA chưa tương xứng với khối lượng công việc, nhất là trong bối cảnh khối lượng việc và tiền phải thi hành ngày càng tăng, cũng ảnh hưởng nhất định đến công tác THA.

 Về kết quả thực hiện Nghị quyết số 107/2015/QH13 về thực hiện chế định Thừa phát lại của Quốc hội, theo Bộ trưởng, đã tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho hoạt động, tập trung hoàn thiện thể chế, bổ nhiệm 465 thừa phát lại hành nghề tại 13 tỉnh, Thành phố, tổ chức khóa 2 đào tạo nghề. Hiện có 53 Văn phòng Thừa phát lại hoạt động với tổng doanh thu trên 114 tỷ đồng, 35 Văn phòng đang triển khai cấp phép thành lập

Bên cạnh đó, hoạt động của Thừa phát lại cũng còn những tồn tại: triển khai còn chậm, tuyên truyền hạn chế, một số Văn phòng hoạt động chưa hiệu quả, chưa đồng đều…

Về nhiệm vụ trọng tâm của công tác THADS và hành chính, Bộ trưởng nhấn mạnh: tiếp tục thực hiện hiệu quả Luật THADS sửa đổi bổ sung năm 2014, Luật Tố tụng hành chính năm 2015 và các văn bản có liên quan; hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ THADS, hành chính được Quốc hội giao, tiếp tục kiện toàn đội ngũ, bảo đảm cơ sở vật chất trang thiết bị làm việc, hoàn thiện thể chế cho hoạt động Thừa phát lại, phê duyệt đề án hoạt động thừa phát lại của địa phương, nâng cao chất lượng đội ngũ thừa phát lại cũng như tiếp tục tháo gỡ khó khăn, tăng cường kiểm tra giám sát cho hoạt động này.

Bộ trưởng cũng đề nghị Quốc hội quan tâm tiếp tục quan tâm hoàn thiện thể chế về công tác THA; tiếp tục quan tâm về ngân sách đảm bảo điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, đặc biệt các đơn vị mới thành lập.

Đề nghị Quốc hội, HĐND, MTTQ các cấp tăng cường giám sát theo thẩm quyền; đề nghị Quốc hội chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng tăng cường biện pháp kê biên, phong tỏa tài sản của đối tượng phạm tội trong vụ án kinh tế, tham nhũng ngay trong giai đoạn điều tra để chống tẩu tán tài sản; Ngành Tòa án quan tâm hơn đến tính khả thi của bản án quyết định, nhất trong các vụ án lớn, bảo đảm bản án, quyết định có hiệu lực được thực thi trên thực tế; Đề nghị  ngành kiểm sát xử lý nghiêm đối tượng trốn tránh chây ỳ, trốn tránh nghĩa vụ THA.

Đề nghị TANDTC, VKSNDTC ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết việc thực hiện miễn chấp hành hình phạt theo Nghị quyết 41 ngày 20/6/2017 của Quốc hội để các trại giam, trại tạm giam, cơ quan THA hình sự thực hiện thống nhất.

Đọc thêm