Thưa bộ trưởng, chiều nay 17/11 Quốc hội sẽ bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Trước phiên chất vấn bộ trưởng có suy nghĩ gì?
- Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng: Tôi nghĩ rằng không chỉ riêng tôi mà mỗi thành viên của Chính phủ đều mong muốn được tiếp thu, trao đổi và báo cáo với cử tri cả nước những vấn đề mà cử tri, ĐBQH quan tâm. Chỉ có nắm bắt được những thông tin này thì mới giúp chúng tôi nhận thức được đầy đủ rõ hơn những vấn đề mình được nhận trách nhiệm tham mưu cho Đảng, Nhà nước. Qua đó, nhanh chóng có giải pháp khắc phục khó khăn vươn lên hoàn thành nhiệm vụ của cử tri, ĐBQH giao.
Với cá nhân tôi, tại mỗi kỳ họp của Quốc hội lúc nào cũng đều mong muốn, sẵn sàng có thể được sự quan tâm thông qua chất vấn và trả lời chất vấn. Tôi cho đó là may mắn. Những người nào được chọn chất vấn và trả lời chất vấn là một sự may mắn vì không phải lúc nào cũng có dịp trình bày báo cáo cử tri, ĐBQH về lĩnh vực mà ngành đã làm ,đang làm, sẽ làm.
Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng |
Trong số 4 vị “tư lệnh” ngành thì bộ trưởng sẽ là người đầu tiên sẽ “đăng đàn” chất vấn và trả lời chất vấn, Bộ trưởng có cảm thấy bị áp lực?
- Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng: Tôi hoàn toàn không có áp lực.
Nhiều ý kiến cử tri và ĐBQH băn khoăn, rằng hiện nay tình trạng nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ lạc hậu từ Trung Quốc có hiện tượng gia tăng. Là tư lệnh ngành tham mưu cho Chính phủ, bộ trưởng có ý kiến gì?
- Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng: Việt Nam vẫn là nước nhập khẩu máy móc công nghệ, trong đó có ngành công thương phụ trách như luyện kim, hóa chất… Thẳng thắn mà nói không phải tất cả trang thiết bị lạc hậu. Hiện giờ nhiều công trình có trình độ kỹ thuật tiên tiến, trình độ cao như Lọc dầu Dung Quất, sản xuất xăng sinh học, Đạm Phú Mỹ...
Nhưng cũng không thể phủ nhận nhiều dự án hiện nay vẫn nhập công nghệ lạc hậu, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất thực tế. Phần lớn dự án này nằm ở các dự án của khu vực doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Điều này cũng dễ hiểu vì hiện doanh nghiệp lĩnh vực này vốn ít không có điều kiện nhập khẩu công nghệ hiện đại. Họ mong muốn tranh thủ thời gian xây dựng nhanh, tiết kiệm tiền đầu tư và làm sao nhanh chóng đưa dự án vào hoạt động sớm nênđã dễ dãi trong việc đánh giá, nhập khẩu máy móc.
Thực tế việc kiểm soát, quản lý chất lượng nhập khẩu máy móc thiết bị là do Bộ Khoa học &Công nghệ (KHCN) nắm giữ. Trước đây Bộ KHCN đã ban hànhThông tư 20 quy định các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng máy móc thiết bị nhập từ bên ngoài vào. Loại nào được phép nhập, không được phép nhập; loại nào qua sử dụng được phép nhập…. Các quy định này thì theo tôi biết Bộ KHCN đã và đang tích cực triển khai.
Tuy nhiên, khi Bộ KHCN ban hành Thông tư 20 về hạn chế nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng thì vấp phải sự phản ứng của một bộ phận doanh nghiệp cho rằng việc này không phù hợp với xu thế chung của thế giới, khi nhiều nước công nghiệp phát triển vẫn cho phép nhập máy móc đã qua sử dụng.
Có lẽ vì thế mà Bộ KHCN đã quyết định hủy triển khaiThông tư 20 này. Nhưng dù tạm dừng hay tiếp tục thực hiện các quy định trên thì cũng phải kiên quyết loại bỏ việc cho phép nhập các thiết bị công nghệ lạc hậu.
Máy móc lạc hậu mang lại nhiều hậu quả: năng suất chất lượng sản phẩm, môi trường, tiêu thụ nhiên liệu cao nên khả năng cạnh tranh sản phẩm không thể cao so với thế giới.
- Có thực thế là dù “du nhập” công nghệ lạc hậu hay sử dụng công nghệ tiên tiến thì các doanh nghiệp sản xuất trong nước vẫn khó chen chân vào chuỗi sản xuất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bộ trưởng có bình luận gì về thực trạng này?
- Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng: Chúng ta có khả năng sản xuất nhiều linh kiện phụ tùng hỗ trợ, nhưng vì hạn chế nên đòi hỏi đề án tổng thể căn cơ và quyết liệt thì có thể vượt qua được thực trạng yếu kém hiệnn ay. Ngoài ra, tham mưu của các bộ ngành hết sức quan trọng. Bản thân các doanh nghiệp phải chủ động, chứ không thể trông chờ mãivào sự hỗ trợ của Chính phủ. Nếu không tự vươn lên được thì cũng không thể tồn tại được trong cơ chế cạnh tranh ngày hôm nay, cạnh tranh đương nhiên có khốc liệt nhưng cũng là động lực để doanh nghiệp vươn lên.
- Xin cám ơn Bộ trưởng./.