Bộ Tư pháp dự Phiên họp lần 9 của Nhóm công tác về hài hòa hóa pháp luật thương mại trong ASEAN

(PLVN) -Ngày 5/10, Phiên họp lần 9 của Nhóm công tác về hài hòa hóa pháp luật thương mại trong ASEAN trực tuyến đã diễn ra. Chủ trì phiên họp là Singapore. Có Ban thư ký ASEAN và 10 nước dự họp trực tuyến tại các điểm cầu. Trong đó, điểm cầu Việt Nam là tại Bộ Tư pháp, do bà Dương Thiên Hương, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì.
Bộ  Tư pháp dự Phiên họp lần 9 của Nhóm công tác về hài hòa hóa pháp luật thương mại trong ASEAN

Việt Nam đánh giá cao nỗ lực của Singapore trong việc triển khai Sáng kiến nhằm giúp các nước ASEAN tiếp cận, nghiên cứu những công cụ pháp lý tiên tiến trong các lĩnh vực chính của pháp luật thương mại quốc tế, tiến tới việc tạo ra một khung pháp luật hoàn chỉnh cho việc hoạt động thương mại trong nội khối, đảm bảo phù hợp với pháp luật mỗi quốc gia thành viên ASEAN. Bên cạnh đó, việc cùng nhau triển khai thực hiện Sáng kiến cũng đồng thời tạo cơ hội để các nước thành viên chia sẻ những bước phát triển mới về quy định pháp luật quốc gia liên quan đến Sáng kiến này. Ở góc độ quốc gia, Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với Singapore trong việc triển khai thực hiện Sáng kiến.

Trong Phiên họp, phía Việt Nam đã thông tin về nội dung Hài hòa hóa pháp luật ASEAN về trọng tài. Theo đó, về việc áp dụng/xây dựng các văn bản hướng dẫn áp dụng Luật mẫu về trọng tài quốc tế của UNCITRAL tại Việt Nam, Bộ Tư pháp Việt Nam đang tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để đưa ra các đề xuất phù hợp và cụ thể nhằm đưa vào Đề án Khả năng áp dụng Luật mẫu của UNCITRAL về trọng tài thương mại quốc tế tại Việt Nam. Về hòa giải thương mại tại Việt Nam, bên cạnh việc xây dựng các văn bản quy định chi tiết thi hành Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại (Nghị định) như đã nêu tại ASLOM 18, Bộ Tư pháp Việt Nam đã phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức Hội nghị để tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Nghị định đến các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp trong phạm vi cả nước.

Tính đến nay, Việt Nam đã có 10 Trung tâm hòa giải thương mại, 05 Trung tâm trọng tài được bổ sung chức năng hòa giải thương mại, chủ yếu là ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và hơn 100 hòa giải viên thương mại vụ việc đã đăng ký tại các Sở Tư pháp. Ngoài ra, Bộ Tư pháp Việt Nam cũng đưa ra ý kiến của mình về các nội dung mua bán hàng hóa quốc tế; Thương mại điện tử. 

Đọc thêm