Theo AFP, mặc dù các nước đã chuyển hướng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như gió và năng lượng mặt trời, nhưng than vẫn chiếm 18% khí thải nhà kính năm 2014.
Theo số liệu trong báo cáo tổng hợp lại từ các nhà nghiên cứu của bốn nhóm vận động hành lang năng lượng xanh: Hội đồng sức khoẻ và môi trường, quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, Mạng lưới Hành động Môi trường tại châu Âu và tổ chứcSandbag cho biết, lượng khí thải từ 257 nhà máy điện liên quan đến 22.900 vụ chết non năm 2013 trên toàn EU.
Ô nhiễm nặng nề từ nhà máy than gây ra 12.000 ca bệnh về viêm phế quản mãn tính và hen suyễn ở trẻ em châu Âu năm 2013. Khoảng 19.000 người chết vì hít bụi và tinh thể bụi khi bị xâm nhập sâu vào phổi và đường máu.
Năm quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất bởi ô nhiễm môi trường của chính nước đó và các nước bên cạnh gồm có Đức với 3.630 người chết, Ý là 1.610 người, Pháp là 1.380 người, Hy Lạp là 1.050 người và Hungrary là 700 người.
Một nghiên cứu tương tự tại Mĩ cho thấy hơn 13.000 vụ chết non nguyên nhân do khí than ô nhiễm. Đối với Ấn Độ, khí than ô nhiễm gây ra 11.500 vụ chết non và 20 triệu ca hen suyễn mỗi năm.