Bừng sáng Đại lễ “uống nước nhớ nguồn”

Hoàng thành Thăng Long - nơi cổng chính Bắc Môn vẫn còn một vết đạn chưa mờ, vết tích cuộc tấn công năm 1882 - những ngày này bừng sáng trong Đại lễ Phật giáo mừng Thăng Long nghìn năm tuổi, vui mừng nguyện cầu cho quốc thái dân an, nước Việt vững bền.

Hoàng thành Thăng Long - nơi cổng chính Bắc Môn vẫn còn một vết đạn chưa mờ, vết tích cuộc tấn công năm 1882 - những ngày này bừng sáng trong Đại lễ Phật giáo mừng Thăng Long nghìn năm tuổi, vui mừng nguyện cầu cho quốc thái dân an, nước Việt vững bền.

cc
Trang nghiêm trong buổi lễ

Ngược dòng lịch sử
Vị hoàng đế mở ra vương triều nhà Lý là một người xuất thân từ Phật giáo. Được nhà sư Vạn Hạnh tiến cử, Lý Công Uẩn tham gia triều chính rồi được văn võ bá quan suy tôn lên ngôi Hoàng đế.

Ngay sau đó ít lâu, Đức vua ban Chiếu dời đô từ Hoa Lư về h Đại La, dựng xây vương triều nhà Lý.

Trước khi xuống núi giúp Lý Công Uẩn, nhà sư Vạn Hạnh đã  “là một người uyên bác, nắm vững những tri thức tinh hoa của Nho - Lão - Phật, tính cách cực kỳ thâm trầm, mạnh mẽ.

Ẩn giấu sau tấm áo cà sa là một trái tim nồng nhiệt và một hoài bão lớn lao  ngày đêm trăn trở, lo nghĩ trước vận mệnh của quốc gia Đại Việt, không bỏ qua bất cứ chuyện nhỏ nhặt nào có thể có ích cho dân cho nước và cho mai hậu”.

Phật giáo trở thành Quốc giáo và Đại Việt thời Lý -Trần là một quốc gia độc lập, tự chủ và cường thịnh đến nỗi quốc gia phương Bắc láng giềng cũng phải nể phục! Đức Pháp chủ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ đã tổng kết: “Dân tộc ta có truyền thống kính tín chư Phật từ lâu đời, cội phúc đã được tầng tầng lớp lớp các thế hệ vun bồi, gây dựng. Mạch ngầm tâm linh ấy được nuôi dưỡng bền bỉ, được tinh luyện, hộ trì cho dân ta, cho nước ta. Hồn dân tộc ấy khôn thiêng ngấm ngầm giúp đỡ, làm dịu những đau thương, che chở lúc hoạn nạn, gắn kết lúc đổ vỡ để chúng ta vững vàng trong lịch sử cho đến ngày nay”.

Một “cõi Niết Bàn” trong hiện thực
Trong buổi Đại lễ diễn ra hôm qua – 28/7, lễ đài chính được thiết lập ở chính Bắc của Quảng trường, tựa vào Đoan môn, nhìn về chính Nam, hướng đến cột cờ Hà Nội, được trần thiết bằng một bông sen khổng lồ, trang điểm là hệ thống đèn màu, đèn lồng rực rỡ.

Tượng Tam thế Phật bằng đồng uy nghi cao gấp đôi người thường được an vị chính giữa lễ đài. Nơi đây cũng sẽ an vị Xá lợi Phật để thập phương Phật tử trăm họ được chiêm bái, cúng dường.

Đại đức Thích Tiến Đạt – Phó Ban Tổ chức Đại lễ - cho biết: Khu nhà bạt lớn bên trái lễ đài là nơi sẽ tôn trí Long vị Lịch đại Quốc sư – các bậc danh tăng Việt Nam, tiêu biểu là thiền sư Vạn Hạnh; đối diện bên phải lễ đài là nơi sẽ tôn trí thần vị Lịch đại Đế vương - minh quân tiền triều, tiêu biểu là Đức Thánh quân Lý Thái Tổ…

Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh khẳng định, Đại lễ này là “một sự kiện trọng đại có tính lịch sử của dân tộc Việt Nam, của Phật giáo Việt Nam, là một đại lễ uống nước nhớ nguồn, thể hiện văn hóa truyền thống dân tộc, khẳng định vị trí, vai trò của đất nước trải qua hàng nghìn năm văn hiến”.

Thăng Long – Hà Nội đã ngàn năm in dấu chân lịch sử cha ông, chứng kiến Chủ tịch Hồ  Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam DCCH, đòi lại quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc…cho người dân Việt Nam sau nhiều năm dài nô lệ.

Trong Lễ khai mạc, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm nhấn mạnh: “Đại lễ Phật giáo 1000 năm ôn lại truyền thống hòa hùng của dân tộc ngàn năm tranh đấu dựng nước, giữ nước, bảo vệ hòa bình Phật giáo Việt Nam hơn 1000 qua... Vì thế, tất cả chúng ta - con dân nước Việt, hậu duệ nhiều đời của tổ tiên, của các bậc tiền bối hữu công - phải phát huy tinh thần yêu nước, yêu chuộng hòa bình, độc lập dân tộc, bảo vệ những thành quả, những di sản văn hóa quý báu, truyền thống tốt đẹp của cha ông..”

Tuấn Ngọc

Đọc thêm