Cà Mau: Chú trọng phát triển thương mại điện tử tạo triển vọng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

(PLVN) - Thương mại điện tử đã mở ra nhiều cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận với người tiêu dùng. Song để tân dụng hiệu quả kênh phân phối này, đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoàn thiện nhiều khâu…, trong đó, nguồn nhân lực được xem là điểm mấu chốt của sự phát triển kinh tế xã hội.

Sáng nay (14/11), Hiệp Hội Doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (CMBA) phối hợp với Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh (iPEC) tổ chức chương trình “Cà phê kết nối doanh nghiệp tỉnh Cà Mau lần 3” với chủ đề “Thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Cà Mau”. 

Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử; Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện và TP. Cà Mau; Các doanh nghiệp trong tỉnh; Hội doanh nhân trẻ, CLB nữ doanh nghiệp;… 

Trong không khí cởi mở, thân tình, đại diện các doanh nghiệp (DN), doanh nhân trên địa bàn tỉnh được tiếp cận thông tin, lợi ích khi tham gia các sàn thương mại điện tử, tìm hiểu nền tảng sàn thương mại điện tử bán nông sản, đặc sản Vỏ sò của Viettel Post về cách thức bán hàng, chốt đơn, quản lý bán hàng, phần mềm quản lý kho…

Trong xu thế bùng nổ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc bán hàng thông qua sàn thương mại điện tử là cơ hội cho doanh nghiệp quảng bá thông tin, tiếp thị cho thị trường trong và ngoài nước với chi phí thấp. 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử phát biểu tại chương trình “Cà phê kết nối doanh nghiệp tỉnh Cà Mau lần 3” với chủ đề “Thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Cà Mau”.
 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử phát biểu tại chương trình “Cà phê kết nối doanh nghiệp tỉnh Cà Mau lần 3” với chủ đề “Thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Cà Mau”.

Đồng thời, đối tượng khách hàng không còn giới hạn về khoảng cách địa lý, hay thời gian làm việc, giúp doanh nghiệp tiếp cận được số lượng khách hàng lớn, nâng cao lợi nhuận doanh thu. Cải thiện hệ thống phân phối giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng, cắt giảm chi phí thuê cửa hàng, mặt bằng, nhân viên, phục vụ.

Phát biểu tại buổi “Cà phê kết nối doanh nghiệp tỉnh Cà Mau lần 3”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử, cho rằng: Cà phê kết nối doanh nghiệp lần này, đây được xem là chủ đề mới, thiết thực cho hoạt sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Thời gian qua, thương mại điện tử vẫn còn là lĩnh vực khá mới mẻ, còn nhiều bỡ ngỡ đối với doanh nghiệp. 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử cũng mong rằng nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý doanh nhân để diễn đàn cà phê doanh nghiệp lần sau được tổ chức thiết thực, ý nghĩa đáp ứng yêu cầu đặt ra của doanh nghiệp.

Các sản phẩm chế biến tôm xuất khẩu phải được kiểm tra kỷ chất lượng cẩn thận trước khi cung cấp về kho hàng (ảnh minh họa: Ngọc Thu).
Các sản phẩm chế biến tôm xuất khẩu phải được kiểm tra kỷ chất lượng cẩn thận trước khi cung cấp về kho hàng (ảnh minh họa: Ngọc Thu). 

Vì vậy, thông qua chương trình cà phê kết nối doanh nghiệp tỉnh Cà Mau lần này giúp doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh tiếp cận thông tin đa chiều, tạo nền tảng thúc đẩy tham gia phát triển bán hàng trên các sàn giao dịch điện tử./. 

Đọc thêm