Cả thế giới "trong thời chiến” vì COVID-19

(PLVN) - Hàng trăm triệu người trên toàn thế giới đang phải gồng mình trong trạng thái "thời chiến" để chống lại cuộc khủng hoảng do dịch COVID-19 gây ra.
Một con phố mua sắm trống rỗng tại Berlin, Đức, ngày 18/3/2020. Ảnh: Reuters.
Một con phố mua sắm trống rỗng tại Berlin, Đức, ngày 18/3/2020. Ảnh: Reuters.

Dịch bệnh lây nhiễm cho khoảng 200.000 người và gần 8.500 người tử vong ở 164 quốc gia, gây ra tình trạng chưa từng thấy kể từ Thế chiến thứ hai.

Chúng tôi chưa bao giờ sống qua bất cứ điều gì như thế này”, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez nói với một phòng họp quốc hội gần như trống rỗng vắng hơn 90% nhà lập pháp, bản thân ông thì đeo khẩu trang và găng tay trong khi phát biểu. “Thế giới và xã hội của chúng ta, đã từng quen với sự phát triển mạnh mẽ năng lực về kiến thức, sức khỏe và đời sống, giờ đây đang phải “tuyên chiến” để bảo vệ những gì chúng ta đã cho là hiển nhiên.”

Quang cảnh vắng lặng ở Barcelona, Tây Ban Nha. Ảnh chụp ngày 18/3/2020.

Quang cảnh vắng lặng ở Barcelona, Tây Ban Nha. Ảnh chụp ngày 18/3/2020.

Trong khi đó, Ý đang trải qua giai đoạn khẩn cấp đặc biệt, khi mà tỷ lệ tử vong cao bất thường - 2.503 từ 31.506 trường hợp, và quốc gia này đang phải kêu gọi sinh viên và bác sĩ nghỉ hưu giúp đỡ dịch vụ y tế quá tải.

Trên khắp thế giới, từ người giàu và đến người nghèo đều thấy cuộc sống bị đảo lộn khi các sự kiện bị hủy bỏ, các cửa hàng bị trống rỗng, nơi làm việc vắng tanh, đường phố vắng tanh, trường học đóng cửa và giao thông công cộng giảm xuống.

CS Hungaria kiểm tra xe ở biên giới Hunggaria – Áo đã bị đóng để ngăn lây lan Covid-19. Ảnh chụp ngày 18/3/2020.
 CS Hungaria kiểm tra xe ở biên giới Hunggaria – Áo đã bị đóng để ngăn lây lan Covid-19. Ảnh chụp ngày 18/3/2020.

Cuộc khủng hoảng đã tạo ra một làn sóng đoàn kết ở một số quốc gia, với hàng xóm, gia đình và đồng nghiệp cùng nhau chăm sóc những người cần thiết, bao gồm cả việc đem đồ tiếp tế đến tận cửa những người bị buộc phải ở trong nhà.

Trên khắp Tây Ban Nha, tiếng vỗ tay và tiếng đập nồi vang lên vào 8 giờ tối, như cách người dân bày tỏ lòng biết ơn đối với các dịch vụ y tế. Ở một số quốc gia, các cửa hàng bắt đầu dành thời gian đặc biệt cho người mua sắm cao tuổi.

Người dân xếp hàng bên ngoài một trung tâm y tế chờ được khám ở Barcelona, Tây Ban Nha. Ảnh chụp ngày 18/3/2020.
 Người dân xếp hàng bên ngoài một trung tâm y tế chờ được khám ở Barcelona, Tây Ban Nha. Ảnh chụp ngày 18/3/2020.

Ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu không trừ nước nào, và các quốc gia giàu có đang giải phóng hàng tỷ đô la để kích thích kinh tế, viện trợ cho các dịch vụ y tế, cho vay để kinh doanh và giúp đỡ các cá nhân trước mối lo về các khoản thế chấp và các khoản thanh toán thông thường khác.

Tiền từ chính phủ và ngân hàng trung ương đã không thể làm dịu thị trường: cổ phiếu và giá dầu rơi xuống, với cổ phiếu châu Âu giảm gần 5% để đạt mức thấp trong bảy năm.

Người lạc quan hy vọng dịch bệnh diễn ra vài tháng, nhưng người bi quan đang lo dịch bệnh kéo dài hơn, và dẫn đễn một sự suy thoái còn hơn Đại khủng hoảng những năm 1930.

Trên mặt đất, hàng triệu công nhân lo sợ cho công việc của họ.

Những hàng ghế trống ở sân bay Adolfo Suarez Barajas ở Madrid, Tây Ban Nha. Ảnh chụp ngày 18/3/2020.
 Những hàng ghế trống ở sân bay Adolfo Suarez Barajas ở Madrid, Tây Ban Nha. Ảnh chụp ngày 18/3/2020.

Trong ngành hàng không, hàng chục ngàn người đã bị cho nghỉ việc hoặc nghỉ phép không lương. Bang Nevada của Hoa Kỳ, nơi có sòng bạc Las Vegas, đóng cửa toàn bộ ngành công nghiệp giải trí chỉ sau một đêm. Ngành này sử dụng 355.000 người - một phần tư của tất cả các công việc trong tiểu bang.

Tại Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 6,2% trong tháng 2, mức cao nhất kể từ khi hồ sơ bắt đầu và tăng từ 5,2% trong tháng 12.

Cảnh vắng lặng ở London, Anh. Ảnh chụp ngày 18/3/2020.

Cảnh vắng lặng ở London, Anh. Ảnh chụp ngày 18/3/2020.

Phần lớn các doanh nghiệp và nhà máy Trung Quốc - ngoài tâm chấn ở tỉnh Hồ Bắc - đã mở cửa trở lại, nhưng không rõ có bao nhiêu công nhân và nhân viên đã thực sự quay lại làm.

Cuộc khủng hoảng làm trầm trọng thêm một số xích mích địa chính trị kéo dài. Một tài liệu của Liên minh châu Âu cáo buộc truyền thông Nga đã gây hoang mang ở phương Tây thông qua thông tin sai lệch về căn bệnh này, trong khi Trung Quốc đã rút quyền tác nghiệp của các nhà báo Mỹ tại ba tờ báo của Hoa Kỳ về việc đưa tin về virus corona.

Sự kiện văn hóa mới nhất bị hủy bỏ là lễ kỷ niệm 50 năm của lễ hội âm nhạc nước Anh Glastonbury.

Người phụ nữ đi qua hành lang ảnh Liên hoan Phim Cannes ở Pháp. Ảnh chụp ngày 18/3/2020.
Người phụ nữ đi qua hành lang ảnh Liên hoan Phim Cannes ở Pháp. Ảnh chụp ngày 18/3/2020.

Trong khi hầu hết các sự kiện thể thao lớn hiện đã bị hủy bỏ, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) đã chịu áp lực ngày càng tăng để xem xét lại Thế vận hội mùa hè ở Nhật Bản.

Một số vận động viên, bao gồm cả đương kim vô địch thế vận hội Olympic Katerina Stefanidi, cho biết sức khỏe của các vận động viên có nguy cơ cao khi họ tập luyện trong mối đe dọa của dịch COVID-19.

Tất cả chúng ta đều muốn Thế vận hội Tokyo diễn ra, nhưng nếu Thế vận hội không diễn ra thì có Kế hoạch B không?” - Stefanidi nói với Reuters.

Đọc thêm