Các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ được quyền tự chủ toàn diện

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chính phủ sẽ hoàn thành việc giao quyền tự chủ toàn diện cho khu vực sự nghiệp công lập. Đây là một trong những nội dung đáng chú ý vừa được Chính phủ đưa ra trong Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025.
Ảnh minh họa: Các Công ty thủy nông lâu nay hoạt động theo phương thức đặt hàng từ Nhà nước.
Ảnh minh họa: Các Công ty thủy nông lâu nay hoạt động theo phương thức đặt hàng từ Nhà nước.

Cồng kềnh và kém hiệu quả

Theo Báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2020 của Chính phủ, công tác đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, cơ chế tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) đã đạt những kết quả tích cực. Khung khổ pháp lý thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN từng bước được hoàn thiện, góp phần đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công, tiết kiệm kinh phí NSNN.

Theo đánh giá của Chính phủ, hoạt động cung cấp dịch vụ công đã đáp ứng được nhu cầu thiết yếu, cơ bản của người dân và xã hội, cả về loại hình, số lượng và chất lượng dịch vụ, nhất là dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa…

Tuy nhiên, hiện mới có 33 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo đã ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN và định mức kinh tế kỹ thuật, giá theo thẩm quyền để tổ chức đặt hàng, đấu thầu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Cũng theo Chính phủ, hoạt động cung cấp dịch vụ công cũng còn nhiều tồn tại hạn chế, khi đến nay phần lớn các bộ, ngành chưa hoàn thành nhiệm vụ xây dựng, trình Chính phủ ban hành nghị định về cơ chế tự chủ riêng của từng ngành lĩnh vực, theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, hệ thống các ĐVSNCL còn lớn, hiệu quả chưa cao. Việc chuyển đổi từ phí sang giá và lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công chưa kịp thời. Vẫn còn nhiều bộ, ngành, địa phương chưa ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN và định mức kinh tế kỹ thuật, giá, đơn giá, để làm cơ sở thực hiện đặt hàng, đấu thầu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Sẽ giao quyền tự chủ toàn diện

Trong Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025 vừa ban hành, Chính phủ cho biết, 5 năm tới sẽ quyết liệt đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ĐVSNCL theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Theo đó, sẽ hoàn thành việc giao quyền tự chủ toàn diện cho khu vực sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 60/202U/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của ĐVSNCL trên cơ sở tính đúng, tính đủ giá dịch vụ công theo lộ trình, đảm bảo công khai, minh bạch; phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2025, tiếp tục giảm tối thiểu bình quân cả nước 10% ĐVSNCL so với năm 2021; có tối thiểu 20% đơm vị tự chủ tài chính.

Đối với dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN, quy định giá dịch vụ sự nghiệp công, Chính phủ khẳng định sẽ từng bước tính đủ các chi phi đối với các loại dịch vụ cơ bản, thiết yếu, đồng thời gắn với chính sách hỗ trợ phù hợp cho người nghèo, đối tượng chính sách, đồng bảo dân tộc thiểu số.

Đối với giá dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng NSNN thì sẽ giao quyền tự chủ cho các đơn vị cung ứng dịch vụ tự quyết định giá theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chí phí và có tích lũy, phù hợp với giá loại hình dịch vụ tương tự, cạnh tranh của các đơn vị cung ứng dịch vụ trên thị trường, trừ các dịch vụ công nhà nước phái quản lý giá theo quy định pháp luật về giá.

Về thực hiện cơ chế tài chính đối với ĐVSNCL, Chính phủ cũng cho biết, trong thời gian tới sẽ ban hành và thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách liên quan đến việc đổi mới cơ chế tài chính các ĐVSNCL; Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN, ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật để làm cơ sở cho việc xác định giá dịch vụ sự nghiệp công.

Cùng với đó sẽ rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, thúc đẩy xã hội hóa trong việc cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công. Chuyển mạnh cơ chế cấp phát theo dự toán sang cơ chế thanh toán theo đặt hàng, nhiệm vụ gắn với số lượng, chất lượng sản phẩm dịch vụ, giả cung cấp dịch vụ vã nhu cầu sử dụng. Chính phủ cũng cam kết sẽ có lộ trình cụ thể thực hiện cơ chế đấu thầu cung cấp dịch vụ, giảm dẫn phương thức giao nhiệm vụ nhằm tạo sự cạnh tranh binh đẳng trong cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ sự nghiệp công.

Đọc thêm