Căn bệnh tiểu đường nguy hiểm thế nào khi bị biến chứng?

(PLO) - NSND Anh Tú vừa qua đời vì bệnh tiểu đường. Đây là một căn bệnh có biến chứng cực kỳ nguy hiểm.
Căn bệnh tiểu đường nguy hiểm thế nào khi bị biến chứng?

Các chuyên gia y tế cho biết, người bệnh bị đái tháo đường nếu ăn uống không tốt sẽ gây ra thiếu năng lượng, năng lượng thiếu sẽ làm cho cơ thể suy kiệt, thậm chí có thể tử vong.  Bệnh tiểu đường có thể gây tổn hại đến các mạch máu nhỏ của tim, não, thận, chi… biến chứng đột quỵ, suy thận, biến chứng bàn chân.

Lượng đường trong máu cao làm tăng sự lắng đọng mỡ ở thành mạch và chậm dòng chảy của máu. Từ đó khiến các mạch máu bị hẹp không thể bơm đủ máu đến tim, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Người bị bệnh tiểu đường thường có lượng đường trong máu cao - nguyên nhân gây tổn thương các tế bào vi mạch thận, làm rối loạn chức năng lọc của thận và bài tiết nước tiểu, dẫn đến các vấn đề về thận. Nếu để lâu không chữa trị kịp thời, bệnh nặng dần sẽ dẫn đến suy thận và hủy hoại chức năng thận.

Người bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh võng mạc mắt cao hơn.Lượng đường huyết trong máu cao làm cho các mạch máu bị nhỏ lại, võng mạc bị tắc nghẽn, có thể bị vỡ gây tấy đỏ và sưng ứ gây ra tổn thương mắt. Ngoài ra, bệnh cũng làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp và thậm chí dẫn đến mù lòa.

Lượng đường trong máu quá cao cũng sẽ dẫn đến tổn thương những mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh. Vì vậy, các dây thần kinh không nhận được đủ chất dinh dưỡng và oxy. Từ đó dẫn đến yếu cơ, thay đổi cảm giác, tê bì hoặc kim châm chủ yếu ở các ngón tay.

Ngoài ra, bệnh tiểu đường có thể là làm cho dây thần kinh bị tê liệt, dẫn đến vết thương bị bị lở loét và nhiễm trùng nặng hơn. Vì vậy, người bệnh mất một khoảng thời gian dài bất thường mới có thể chữa lành vết thương.

Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường, cần chú ý kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp ở giới hạn cho phép. Cùng với đó, chế độ ăn uống cần sắp xếp hợp lý, giảm đạm (0,8 gam/kg cân nặng/ngày), hạn chế đồ ngọt, không hút thuốc lá và các chất kích thích. Bạn cũng cần tăng cường tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, ít nhất 30 phút mỗi ngày. Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng tiềm ẩn.

Bên cạnh đó, sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược cũng là cách hiệu quả để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường. Trong đó điển hình các loại thảo dược như khổ qua - có tác dụng kích thích tuyến tụy tăng cường tiết insulin, cải thiện sự dung nạp glucose và hỗ trợ ổn định đường huyết.

Đọc thêm