Cần gỡ khó trong công tác đào tạo nhân lực ngành ngân hàng thực thi các FTA

(PLVN) - Bộ Công Thương mong muốn phối hợp với hiệp hội, doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng tổ chức các buổi đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực thi FTA.
Không chỉ đào tạo nhân lực thực thi FTA cho ngành ngân hàng, Bộ Công Thương cũng đã có “Survey” - phương án nghiên cứu, khảo sát lấy ý kiến từ các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố và doanh nghiệp. (Ảnh: Trung Thắng)
Không chỉ đào tạo nhân lực thực thi FTA cho ngành ngân hàng, Bộ Công Thương cũng đã có “Survey” - phương án nghiên cứu, khảo sát lấy ý kiến từ các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố và doanh nghiệp. (Ảnh: Trung Thắng)

Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đã có những kết quả nhất định, song theo các chuyên gia vẫn còn nhiều dư địa lớn để khai thác hiệu quả hơn nữa thị trường này. Một trong những nguyên nhân đó chính là nguồn nhân lực thực thi các FTA còn hạn chế, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của công tác này, đặc biệt, đối với nhân lực ngành ngân hàng.

Theo ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), Bộ Công Thương đã tổ chức rất nhiều hội thảo, tọa đàm với các lãnh đạo doanh nghiệp trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như da giày, dệt may, thủy sản, cà phê... ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam... Thông qua các tọa đàm, hội thảo, những vấn đề mà đa số các doanh nghiệp đang gặp phải đó là tiếp cận thị trường, nguồn nguyên liệu, xây dựng thương hiệu và nguồn vốn.

Cũng theo ông Ngô Chung Khanh, trước tiên, chúng ta cần nâng cao hơn nữa nhận thức về FTA của cán bộ ngân hàng, doanh nghiệp, địa phương, ngành hàng.

"Thực tế trong thời gian qua, các ngân hàng lớn đã xây dựng chiến lược tiếp cận phát triển nguồn nhân lực và quan tâm đến vấn đề hội nhập quốc tế, các FTA. Khi Chính phủ ký kết và đưa vào thực thi FTA, các ngân hàng lớn cũng đã tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm để phổ biến thông tin, những quy tắc xuất xứ cũng những cam kết trong các FTA... Tôi cũng đã được mời tham dự và có những bài phát biểu chia sẻ về cơ hội cũng như thách thức và cả những khuyến nghị đối với ngành ngân hàng." - ông Khanh chia sẻ, đồng thời cho biết: "Tiếc rằng, vẫn chưa có một chương trình cụ thể liên quan đến việc hỗ trợ ngành ngân hàng tận dụng các FTA hay một chương trình do ngành ngân hàng tổ chức để giúp cán bộ, nhân viên ngành ngân hàng hiểu sâu, hiểu rõ hơn về các FTA...".

Ông Ngô Chung Khanh mong rằng, thời gian tới, sẽ có một buổi đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ ngân hàng về FTA. Cơ hội từ các FTA rất lớn, giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi, số lượng doanh nghiệp mà tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA nếu tận dụng hiệu quả, đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt, cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA; trong các FTA, ngân hàng cần nắm được những lĩnh vực mà ngân hàng có thể tận dụng từ các doanh nghiệp như về thuế, các quy tắc xuất xứ, hải quan, quy định về tài chính.

Nếu có một chương trình tổng thể, bài bản, chuyên sâu, xuyên suốt, sẽ giúp ích rất nhiều cho các ngân hàng trong việc đánh giá cơ hội, đánh giá tiềm năng của khách hàng cũng như có những đánh giá hiệu quả hơn khi mà xem xét hồ sơ xin cấp vốn, vay vốn… Đây là một trong những nội dung mà Bộ Công Thương mong muốn phối hợp với các tổ chức liên quan đến giải quyết, tìm giải pháp.

Cần gỡ khó trong công tác đào tạo nhân lực ngành ngân hàng thực thi các FTA ảnh 1Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).

Cũng theo ông Ngô Chung Khanh, để làm tốt công tác đào tạo nhân lực FTA, vừa qua, Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu dành cho các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý trên toàn quốc. Trong mỗi khóa đào tạo, Bộ Công Thương đã chia theo từng lĩnh vực, ngành hàng cụ thể, dù vậy, số lượng nhân sự tham gia vẫn chưa đạt được như kỳ vọng. Bởi do quy mô mỗi lớp có khoảng từ 90-100 học viên, số lượng này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.

Riêng với đào tạo nhân lực ngành ngân hàng thực thi FTA, Bô Công Thương đề nghị các Hiệp hội, ngành hàng cùng doanh nghiệp tăng cường công tác phối hợp hơn nữa để nâng cao đội ngũ nhân lực thực thi và tận dụng FTA. Doanh nghiệp rất cần ngân hàng, vì thế phải kết nối với nhau, cùng tham gia vào hệ sinh thái ngành hàng tận dụng các FTA.

"Chúng tôi không chờ hệ sinh thái được thành lập rồi mới làm, mà quan trọng là phải làm song song. Bên cạnh việc xây dựng mô hình hệ sinh thái, doanh nghiệp, ngân hàng cần có những sự hợp tác, trao đổi ban đầu. Một bên chia sẻ về nhu cầu, bên kia chia sẻ về thế mạnh hỗ trợ, đáp ứng." - ông Khanh cho biết.

Từ khi tham gia CPTPP vào năm 2019 đến nay, đã qua giai đoạn 5 năm. Bộ Công Thương cũng đã có những đánh giá, phân tích nguyên nhân và đề xuất ra 5 nhóm giải pháp để hoàn thiện, gỡ vướng. Sau đó, báo cáo được gửi đi các tỉnh, thành phố để lấy ý kiến, phản hồi. Sau khi nhận được phản hồi đồng ý của các địa phương, bộ, ngành, Bộ Công Thương đã gửi báo cáo đó trình lãnh đạo Chính phủ và lãnh đạo Chỉnh phủ cũng đã nhất quán với 5 nhóm giải pháp, bao trùm từ việc tuyên truyền, phổ biến các FTA đến giải pháp hỗ trợ nâng cao năng lực, phát triển bền vững... đây là những giải pháp căn cơ, giúp doanh nghiệp, ngành hàng tận dụng tốt các FTA.

Đào tạo nguồn nhân lực thực thi FTA là một trong số các biện pháp mà Bộ Công Thương phối hợp các bộ, ngành để triển khai. Không chỉ đào tạo nhân lực thực thi FTA cho ngành ngân hàng mà đối với các ngành hàng khác, Bộ Công Thương cũng đã có “Survey” - phương án nghiên cứu, khảo sát lấy ý kiến từ các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố và doanh nghiệp để xem họ cần gì... từ đó, lên chương trình, ý tưởng "sát sườn" với nhu cầu của họ.

Đọc thêm