Cần xây dựng thương hiệu quốc gia về ngành xây dựng

(PLO) - Đó là quan điểm của ông Lê Viết Hải, phó chủ tịch Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC); chủ tịch kiêm CEO công ty xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình (HBC) được phát biểu tại Hội nghị gặp mặt đầu năm và thảo luận phương hướng hoạt động năm Hội 2017 của VACC chi nhánh phía Nam vừa được tổ chức ngày 14/04/2017 tại Tp. Hồ Chí Minh.
Ông Lê Hữu Việt Đức, Ủy viên BCH VACC; CEO của CC1: “Các hội viên là doanh nghiệp vừa và nhỏ của VACC là cẩn thận kẻo bị nhà thầu nước ngoài lừa.”. Ảnh: Võ Anh Tuấn.
Ông Lê Hữu Việt Đức, Ủy viên BCH VACC; CEO của CC1: “Các hội viên là doanh nghiệp vừa và nhỏ của VACC là cẩn thận kẻo bị nhà thầu nước ngoài lừa.”. Ảnh: Võ Anh Tuấn.

Ông Hải cho rằng ngành xây dựng cần phải được xem là ngành kinh tế mũi nhọn và cần xây dựng thương hiệu quốc gia về ngành xây dựng. 

“Hiện nay nói về ngành xây dựng, Châu Âu có Thổ Nhĩ Kỳ, Châu Á có Nhật Bản, Hàn Quốc. Việt Nam hoàn toàn có cơ hội điền tên mình vào danh sách này, nếu có được chính sách hoạch định cấp Chính phủ.”, ông Hải khẳng định.

Dẫn kinh nghiệm từ Thổ Nhĩ Kỳ, ông phó chủ tịch VACC cho biết GDP đầu người của Thổ Nhĩ Kỳ tăng từ 2000 USD lên 12.000 USD và ngành xây dựng đang dẫn dắt các ngành kinh tế khác. Khi xây dựng phát triển thì kéo theo một loạt các ngành khác cũng được phát triển theo.

Theo ông Hải, thị trường xây dựng ở Việt Nam đang phát triển mạnh và nhà thầu Việt Nam đã thay thế được nhà thầu nước ngoài trong những công trình quy mô lớn, đòi hỏi kỹ, mỹ thuật cao. Trong khi đó, hiện nay ở Nhật Bản, Hàn Quốc, sinh viên ít chọn ngành xây dựng. Công nhân cũng ít dần khiến cho giá nhân công của họ đang khá cao trong khi tương quan chất lượng với VN thì đang rút ngắn rất nhiều.

Ông Lê Viết Hải, phó chủ tịch VACC; chủ tịch kiêm CEO của HBC: “Ngành xây dựng cần phải được xem là ngành kinh tế mũi nhọn và cần xây dựng thương hiệu quốc gia về ngành xây dựng.”. Ảnh: Võ Anh Tuấn.
Ông Lê Viết Hải, phó chủ tịch VACC; chủ tịch kiêm CEO của HBC: “Ngành xây dựng cần phải được xem là ngành kinh tế mũi nhọn và cần xây dựng thương hiệu quốc gia về ngành xây dựng.”. Ảnh: Võ Anh Tuấn.

Hiện nay nước ta đang đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Nhưng theo CEO của HBC thì xuất khẩu lao động chỉ như là “kinh tế hái lượm” chứ chưa tạo được giá trị gia tăng trong sức lao động. 

Khái quát kinh nghiệm của nhiều quốc gia, ông Hải cho biết ngành xây dựng phát triển mạnh chỉ khoảng trong 20 - 30 năm. Sau đó sẽ thoái trào. Ngành xây dựng không thu hút được nguồn nhân công này để đưa vào thị trường xây dựng đang phát triển của Việt Nam thì rất lãng phí.

Chia sẻ với quan điểm với ông Hải, ông Lê Hữu Việt Đức, CEO tổng công ty xây dựng số 1 (CC1) chỉ ra một mặt trái khi các nhà thầu nước ngoài khoác cái mác thương hiệu quốc gia và “chơi không đẹp” đối với nhà thầu bản địa. 

Ông Đức cho biết chính vì khan hiếm nhân công ngành xây dựng nên ở thị trường Việt Nam, nhiều nhà thầu nước ngoài chủ trương thuê các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam làm thầu phụ. Và chủ trương này của họ đã dẫn đến một hệ lụy rất lớn.

Ông Đức nêu lên một cảnh báo có tính dìu dắt đối với các hội viên là doanh nghiệp vừa và nhỏ của VACC là cẩn thận kẻo bị nhà thầu nước ngoài lừa. Ông Đức mô tả chi tiết:

 “Nhiều nhà thầu nước ngoài bỏ giá thấp hơn CC1, HBC, Cotecons. Sau đó họ sẽ làm việc với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam để thu hút thầu phụ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của chúng ta cần việc nên nhiều trường hợp dám nhận cả những công việc mà phần công nghệ hiện đại mình chưa từng thực hiện. Khi đã ký hợp đồng rồi thì làm không được và nhà thầu phụ nhỏ này buộc phải bỏcuộc và chịu phạt hợp đồng.Nhà thầu nước ngoài không lỗ. Chỉ có nhà thầu phụ của Việt Nam bị lỗ.”.

Ông Đức cũng không ngại ngần nêu đích danh những nhà thầu nước ngoài đó là Trung Quốc và Hàn Quốc.Và cũng không ngại ngần đưa ra bằng chứng là hiện tượng đang diễn ra tại công trình lọc hóa dầu Nghi Sơn và một số công trình tên tuổi khác.

Nội dung chia sẻ của các hội viên VACC là doanh nghiệp lớn đã thu hút được sự chú ý và tạo được sự hào hứng đối với cử tọa.

Ông Nguyễn Thế Hùng, chủ tịch Hội Nhà thầu xây dựng Long An; CEO công ty CP Đầu tư hạ tầng KCN & Đô thị Long An(Lainco) cho biết “Ở Long An, quy mô công trình chúng tôi thực hiện không lớn lắm, có thể chúng tôi chưa áp dụng được ngay các công nghệ hiện đại này nhưng quan trọng là chúng tôi học được ở các Hội viên là doanh nghiệp lớn về cách nghĩ. Những chia sẻ của các anh đã giúp chúng tôi thay đổi cách nghĩ. Và, chúng tôi đang áp dụng khá thành công.”.

Chia sẻ về sự “khá thành công” này, CEO của Lainco cho biết nếu trước kia tổ chức thực hiện một khu công nghiệp thì mình “ôm” một mình mình, chỉ một mình mình làm. Bây giờ doanh nghiệp hội viên tại Long An đã tổ chức hợp tác với nhau dựa trên sở trường của từng công ty. Nếu làm khu công nghiệp thì  bây giờ làm hạ tầng thì có công ty 674, làm nước thải thì có công ty khác…

Để tạo không khí thân mật, gắn kết giữa các đơn vị, thành viên trong Hiệp hội, cùng nhau xây dựng một tổ chức vững mạnh và phát triển, trong phương hướng hoạt động của mình, S.VACC có nét mới là thống nhất sẽ tổ chức hội thảo chuyên ngànhnhằm kết nối sâu giữa các nhà thầu với nhau.

Chủ tịch kiêm CEO công ty Hòa Bình cho rằng từng nhà thầu chuyên ngành mạnh lên, từng nhà thầu tổng hợp mạnh lên thì mới đi ra nước ngoài bằng cả hạm đội để giành được thắng lợi lớn./.

Đọc thêm