Cảnh báo đáng ngại của WHO trong bức tranh thế giới nhiều gam màu

(PLVN) - Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo virus corona có thể không bao giờ biến mất và con người sẽ phải học cách sống chung với nó giống như căn bệnh HIV, do số người chết toàn cầu vì căn bệnh này đã lên tới gần 300.000.  

Bên cạnh đó là những dự báo ảm đạm từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, cho biết việc ngừng hoạt động kéo dài để ngăn chặn sự lây lan của virus có thể gây ra thiệt hại kinh tế lâu dài ở Mỹ.

Mỹ đã ghi nhận hơn 1.800 người chết vào thứ Tư 13/5, nâng tổng số thiệt mạng lên đến 84.059 người.

Các sĩ quan Vệ binh Quốc gia Nga (Rosgvardia) bắt giữ một người đàn ông trước một siêu thị ở Moscow vì không đeo găng tay và khẩu trang ở những nơi công cộng.

Sau khi phát sinh các ca lây nhiễm nội địa, thành phố Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) đã có kế hoạch xét nghiệm virux SARS-CoV-2 cho toàn bộ 11 triệu dân thành phố này trong vòng 10 ngày.

 Một nhân viên y tế chuẩn bị xét nghiệm COVID-19 cho một người đàn ông ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Một loại vắc-xin có thể cho phép các quốc gia và nền kinh tế mở lại hoàn toàn sau đại dịch và những người tạo ra nó có khả năng kiếm được hàng triệu đô la. Nhưng WHO cho biết virus có thể không bao giờ bị xóa sổ hoàn toàn.

 Một nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ ngồi trên xe cứu thương bên cạnh thi thể nạn nhân COVID-19 trước khi chôn cất tại một nghĩa địa ở New Delhi

Viễn cảnh về căn bệnh này bao quanh khiến các chính phủ trên khắp thế giới phải đối mặt với một hành động cân bằng tinh tế giữa việc ngăn chặn mầm bệnh và thúc đẩy nền kinh tế hoạt động.

Mọi người xếp hàng trong khi chờ đến lượt để được xét nghiệm COVID-19 tại khu ổ chuột Kawangware ở Nairobi, Kenya.

Chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm hàng đầu Anthony Fauci đã nói rằng việc mở lại quá sớm có nguy cơ gây ra sự bùng phát không thể kiểm soát, nhưng Giám đốc Cục Dự trữ Liên bang Jay Powell cảnh báo về một "làn sóng phá sản" tiềm năng có thể gây ra tác hại lâu dài cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Một chiếc xe tải khử trùng đường phố ở Bogota, Colombia.

Việc mở cửa hoạt động trở lại trên khắp châu Âu và khôi phục kế hoạch du lịch mùa hè ngay cả khi nỗi lo sợ về làn sóng nhiễm trùng thứ hai. Mong muốn tiết kiệm hàng triệu việc làm, Liên minh châu Âu đưa ra các đề xuất cho việc khởi động lại theo giai đoạn, với các biện pháp kiểm soát biên giới sẽ dần được dỡ bỏ.

Một nhân viên mặc đồ bảo hộ khử trùng trung tâm mua sắm tại Caxias do Sul, Brazil.

Một số bãi biển được mở lại ở Pháp vào hôm qua, nhưng chỉ để bơi lội và câu cá. Người dân ở Anh được phép rời khỏi nhà một cách tự do hơn. Nhưng ở châu Mỹ Latinh, virus vẫn tiếp tục gia tăng, với 60% nhảy vọt ở thủ đô Santiago của Chile, khiến các nhà chức trách áp đặt toàn bộ lệnh phong tỏa đối với thành phố.

Đọc thêm