“Cát tặc” hoạt động sôi động trở lại: Nhiều nơi buông lỏng quản lý, thậm chí bao che

(PLVN) - Sáng nay (3/4), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chủ trì cuộc họp về tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác cát tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình phát biểu tại cuộc họp

Nhiều nơi người dân không biết dựa vào đâu 

Phát biểu mở đầu cuộc họp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đánh giá, thời gian qua dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, bộ ngành, địa phương công tác phòng chống hành vi vi phạm pháp luật khai thác cát đạt được kết quả nhất định.

 Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho biết thời gian qua, tình hình khai thác cát sỏi đang có dấu hiệu hoạt động phức tạp trở lại với nhiều thủ đoạn tinh vi, có nơi công khai lộng hành, có nơi còn xảy ra xung đột giữa người dân với đối tượng vi phạm.

Phó Thủ tướng chỉ rõ, với những hành vi vi phạm pháp luật khai thác cát của các đối tượng đã gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân. “Đặc biệt, nhiều nơi do khai thác cát trái phép còn sụp đổ công trình, nhà dân gây hậu quả chết người”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh và cho biết, người dân có nơi ko biết dựa vào đâu mà phải tự tổ chức ra bảo vệ bờ sông, đấu tranh chống cát tặc.

Phó Thủ tướng cho biết, nhiều nơi chưa thực sự quyết liệt, có sự buông lỏng quảng lý của chính quyền đối với cát tặc, thậm chí dư luận còn lên tiếng về tình trạng tiêu cực nhưng họ vẫn bao che cho vi phạm.

Phó Thủ tướng yêu cầu biểu tập trung thảo luận phân tích, đánh giá về công tác quản lý của nhà nước đối với hoạt động khai thác cát thời gian qua, đặc biệt là công tác đấu tranh xử lý các vi phạm về khai thác cát trái phép. Từ đó đề xuất các giải pháp  nhằm nâng cao hiệu quản quản lý của nhà nước trong hoạt động khai thác cát tại các địa phương.

Thủ đoạn tinh vi, có nơi công khai, có tính chất lộng hành

Báo cáo của Bộ Công an nêu rõ, đặc biệt từ sau Tết Nguyên đán do nhu cầu sử dụng cát để san lấp và xây dựng rât lớn, việc khai thác, kinh doanh cát đem lại nguồn thu cao. Đồng thời, phạm vi các luồng tuyến sông rộng, thuận lợi cho việc vận chuyên tiêu thụ cát khắp các tỉnh, thành phố; quy định pháp luật về xử lý hình sự hành vi khai thác cát, sỏi trái phép chưa cụ thể, rõ ràng, việc xử lý hành chính chưa đủ sức răn đe đối với các vi phạm này... nên tình hình khai thác trái phép cát, sỏi trên các tuyến sông và cửa biển hoạt động trở lại phức tạp với thủ đoạn tinh vi, có nơi công khai, có tính chất lộng hành. Như tại các địa phương như TP.Hà Nội, Bình Thuận, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bến Tre, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu....

Đặc biệt, có tình trạng các đối tượng de dọa, thậm chí hành hung người dân ngăn cản hoạt dộng khai thác trái phép như tại Thừa Thiến Huế hay tình trạng lập bãi tâp kết vật liệu xây dựng, xây dựng nhà ở, công trình phụ... tràn lan ngay sát bờ sông lấn chiếm mái đê, hành lang đê như TP.Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Dương, Bắc Ninh gây nguy cơ lớn đến an toàn đê điều vào mùa mưa lũ, bên cạnh đó các bãi tập kết này cũng thường là những điểm tập kết cát, sỏi khai thác trái phép để vận chuyển đi tiêu thụ.

Các đối tượng lợi dụng sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng việc mua bán hóa đơn đê đưa một số lượng lớn khoáng sản (cát) được khai thác trái phép để tiêu thụ tại các dự án có nhu cầu san lấp lớn diễn ra ở nhiều đia phương gây thất thu thuế của nhà nước, làm gia tăng tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép, không phép.

Tình trạng các đơn vị có giấy phép khai thác khoáng sản lợi dụng kẽ hở của pháp luật, sự thiếu kiểm tra buông lỏng quản lý của các cơ quan chưc năng tiến hành khai thác ngoài diện tích, khai thác vượt độ sâu dẫn đến sạt lở bờ sông đã được các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh và đơn thư tố giác về vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản gửi các cơ quan ban ngành từ cơ sở đến Trung ương như tại Gia Lai, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Thái Bình.

Bộ Công an cho biết, từ năm 2017 đến nay Bộ đã liên tiếp mở hai đợt cao điểm. Theo đó, Công an các tỉnh, thành phố đã phát hiện đấu tranh, kiểm tra 13.610 vụ/4.286 đối tượng có hành vi VPPL trong hoạt động khai thác, tập kết cát và an toàn giao thông đường thủy; xử lý hình sự 07vụ/07 bi can về hành vi “Vi phạm các quy định về nghiên cứu, tham dò, khai thác tài nguyên”. Tịch thu 142 tàu hút cát và trên 800 công cụ, phương tiện khai thác cát trái phép. Tổng số tiền xử phạt trên 69,6 tỷ đồng.

Từ đầu năm 2019 đến nay, 14/20 địa phương đã phát hiện 659 vụ/426 đối tượng (cụ thể: Hà Nội 43 vụ, Thái Bình 31 vụ, Vĩnh Phúc 04 vụ, Hưng Yên 06 vụ, Quảng Nam 66 vụ, Bắc Ninh 22 vụ, Đồng Nai 173 vụ, Tuyên Quang 09 vụ, Quảng Ninh 29 vụ, Hải Dương 102 vụ, Thanh Hóa 44 vụ, Kon Tum 02 vụ, Bình Thuận 107 vụ, Phú Thọ 21 vụ) về hành vi khai thác cát trái phép và tập kết, kinh doanh cát trái quy định. Tổng số tiền xử phạt hơn 12 tỷ đồng, tịch thu 4.685 m3 cát, 73 ghe thuyền, 02 ô tô, 01 máy xúc. Khởi tố 02 vụ về hành vi khai thác khoáng sản trái phép (Thanh Hóa, Đông Nai).

Đọc thêm