Chất vấn ngày đầu không ’nóng’ như mong đợi

Hôm qua, phiên chất đầu tiên của kỳ họp thứ 8 QH khóa XI diễn ra với phần trả lời của hai Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu về những vấn đề “muôn thủa” của hai ngành tuy không “sôi nổi” như nhiều người trông đợi.

Hôm qua, phiên chất đầu tiên của kỳ họp thứ 8 QH khóa XI diễn ra với phần trả lời của hai Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu về những vấn đề “muôn thủa” của hai ngành tuy không “sôi nổi” như nhiều người trông đợi.

Công thương: Điện, giá, bô-xit

ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) mở đầu phần chất vấn bằng ba câu hỏi về các vấn đề: Điện, nhập siêu và bình ổn giá, trong đó nhấn mạnh đến những giải pháp của Bộ Công Thương.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trả lời những chất vấn liên quan vấn đề điện, giá, bô xít.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trả lời những chất vấn liên quan vấn đề điện, giá, bô xít.

Đưa ra nhiều lý do khiến tình trạng thiếu điện diễn ra phạm vi rộng ảnh hưởng sản xuất, đời sống nhân dân, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thừa nhận năm 2007 Thủ tướng Chính phủ có quyết định về sơ đồ điện 6 (giai đoạn 2006-2015) nhưng do không ít các công trình chậm tiến độ so với tiến độ quy hoạch nên chậm thực hiện quy hoạch tổng sơ đồ 6.

Các ĐBQH đã bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề các nhà máy thủy điện ở miền Trung tràn lan, việc xả lũ của các thủy điện đã ảnh hưởng đến hạ du. Đến từ  vùng lũ Ninh Thuận, ĐB Đàng Thị Mỹ Hương đề nghị Bộ trưởng cho biết các con số cụ thể về việc xả lũ để chứng minh các thủy điện vô can trong việc này.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định “chưa hề có một câu trả lời nào khẳng định thủy điện không liên quan trong mùa lũ lụt vừa qua” và xin chia sẻ cùng đồng bào chịu lũ lụt. Sắp tới, quan điểm của Bộ Công Thương là tiếp tục rà soát quy hoạch thủy điện; nếu không hiệu quả, không phù hợp thì yêu cầu chính quyền địa phương dừng lại.

Tuy chỉ được “điểm qua” trong phần chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương, nhưng câu hỏi của ĐB Vũ Quang Hải (Hưng Yên) về dự án bo-xit là “vì sao dự án bô-xit chỉ có hiệu quả cao ở nơi thừa nước và thừa điện nhưng chúng ta đang làm ngược lại” cũng khiến vấn đề này được “đậm đà” hơn, với phần giải trình thêm của Bộ trưởng TN&MT Phạm Khôi Nguyên.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định, việc chọn địa điểm triển khai dự án bô-xít đã được Chính phủ cân nhắc kỹ và báo cáo Bộ Chính trị. Nếu thuần túy về kinh tế thì đặt nhà máy ở dưới biển là có hiệu quả nhất so với nếu đặt ở ngay chỗ khai thác. Tuy nhiên, đối với dự án trọng điểm quốc gia, ngoài lợi ích kinh tế còn cần tính đến những vấn đề khác đối với chủ trương phát triển kinh tế xã hội, tác động lan tỏa của dự án nên đã chọn Tân Rai (Lâm Đồng), Nhân Cơ (Đắk Nông).

Phó Thủ tướng nhận trách nhiệm về tình hình thiếu điện

Với tư cách là thành viên Chính phủ và Trưởng ban chỉ đạo Nhà nước về quy hoạch điện 6, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải xin nhận trách nhiệm về tình hình thiếu điện với QH, với cử tri, chỉ ra “quy hoạch điện 6 không phải là nguyên nhân gây ra thiếu điện, nếu chúng ta thực hiện tốt và thực hiện được hết các dự án trong quy hoạch điện 6 thì chúng ta đã không thiếu điện”. Nguyên nhân được Phó Thủ tướng đưa ra là: thiếu vốn, giải phóng mặt bằng, giá điện và năng lực của chủ đầu tư và các nhà thầu, kể cả một số nhà thầu nước ngoài, ý thức tiết kiệm cũng như trình độ công nghệ của chúng ta khi sử dụng điện còn rất lạc hậu.

Phó Thủ tướng cho rằng, trước hết phải tập trung vào tháo gỡ vướng mắc các công trình đang thi công; thúc đẩy các dự án thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài cho phát triển điện; chấn chỉnh các chủ đầu tư và nhà thầu trong việc thực hiện các hợp đồng và các dự án, bảo đảm chất lượng cũng như tiến độ của các dự án; tái cơ cấu ngành điện, dự kiến cuối năm nay sẽ ban hành giải pháp đó và sang năm sẽ đưa ra thị trường cạnh tranh về phát điện; thực hiện giá điện theo cơ chế thị trường; tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả, các giải pháp về quản lý sử dụng năng lượng và điện tiết kiệm có hiệu quả.

Băn khoăn về tính an toàn của các nhà máy bô-xit, ĐB Nguyễn Lân Dũng (Đắk Lắk) chất các Bộ trưởng “có lường trước việc các nhà máy bô-xít bị phá hoại bởi các thế lực thù địch hay không?”. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng Bộ Công thương sẽ kiến nghị với Chính phủ, xem đây là công trình có tầm quan trọng về an ninh quốc gia và khi ấy nó sẽ được bảo vệ một cách chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn. 

Để “củng cố” tâm lý cho ĐBQH, Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên dẫn đến tình huống xấu nhất là nếu có nguy cơ vỡ đập thì đã có cách dung hòa và “với tình hình địa thế trong đó, với dự báo về động đất, độ an toàn… nhà máy bô xít hoàn toàn không vấn đề gì”. 

Giá thuốc và quá tải giường bệnh

Tuy chỉ có hơn 1 tiếng để trả lời chất vấn vào buổi chiều, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã phải giải trình về các vấn đề giải quyết tình trạng quá tải giường bệnh; hiện trạng phát triển công nghiệp dược, quản lý sản xuất, chất lượng giá thuốc nói chung và việc tăng viện phí; đời sống nhân viên y tế.

Nguyên nhân gây quá tải ở bệnh viện được giải thích là do dân số tăng nhanh. Bên cạnh đó, ngành y tế đã đưa vào cộng đồng 30 triệu thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo. Tần suất sử dụng dịch vụ y tế của đối tượng này tăng 1,5-2 lần so với nhóm khác. Việc “dồn” bệnh nhân đến khám chữa bệnh ở tuyến trên đã gây quá tải và làm cho cán bộ y tế tuyến dưới vừa thiếu, vừa yếu tay nghề.

Theo đó, Bộ Y tế đã có những giải pháp trước mắt cũng như lâu dài như nâng cao chất lượng điều trị, nhất là của cán bộ y tế tuyến dưới, giảm ngày điều trị hợp lý; giảm diện tích khu hành chính, tăng diện tích khu điều trị, giường bệnh…

Bộ trưởng Triệu khẳng định, xu hướng người bệnh ra nước ngoài chữa bệnh ngày càng giảm, kể cả các đồng chí lãnh đạo có tiêu chuẩn ở nước ta. Những gì khu vực làm được thì ta làm được, có 300 bác sĩ trẻ các nước khu vực về Việt Nam học, về lĩnh vực tim mạch, mở nội soi… Công nghệ ghép tạng, ghép tim, ghép gan, ghép thận… đã làm được trong khi trước đây phải ra nước ngoài chữa trị...

Đọc thêm