Nhà khoa học người Brazil Carlos Schaefer trả lời phỏng vấn AFP: "Chúng tôi chưa bao giờ thấy nhiệt độ cao như vậy ở Nam Cực". Ông cho rằng việc này không có ý nghĩa gì về xu hướng biến đổi khí hậu vì đó là nhiệt độ chỉ xảy ra một lần và không phải là một phần của số liệu được ghi nhận dài hạn.
Cảng Orne của Quần đảo Nam Shetland ở Nam Cực được chụp vào tháng 11/2019 |
Nhưng việc lục địa băng giá hiện đang ở mức nhiệt độ cao như vậy có khả năng làm tăng thêm nỗi lo sợ về sự nóng lên của hành tinh. Schaefe cho biết việc nghiên cứu về vấn đề nhiệt độ ở Nam Cực được thực hiện như một phần của dự án nghiên cứu 20 năm về tác động của biến đổi khí hậu đối với vùng băng vĩnh cửu của khu vực .Mức đạt cao trước đó là vào những năm 19, tuy nhiên nhiệt độ cao kỷ lục chưa từng được ghi nhận ở Nam Cực.
Một tảng băng tại đảo Half Moon được chụp ở Nam Cực vào tháng 11/2019 |
Tốc độ các dòng sông băng tan chảy tăng cao và đặc biệt là các tảng băng ở Nam Cực đang giúp thúc đẩy mực nước biển dâng cao, đe dọa các siêu đô thị ven biển và các quốc đảo nhỏ.
Dịch vụ Khí tượng Quốc gia của Argentina ghi nhận ngày nóng nhất trong lịch sử Nam Cực ở Argentina là 18.3 độ C vào giữa trưa tại căn cứ Esperanza, nằm gần mũi bán đảo Nam Cực. Kỷ lục trước đó đứng ở mức 17.5 độ vào ngày 24/3/2015.
Hình ảnh sông băng tại Vịnh Chiriguano vào một đêm tháng 11/2019 |
Liên Hợp Quốc cho biết vào tháng trước rằng năm 2019 là năm nóng thứ hai từ trước đến nay, sau năm 2016. Vì vậy, thập kỷ vừa qua đạt kỷ lục nóng nhất và năm 2020 có vẻ sẽ tiếp tục xu hướng này.